Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần 3 tháng 9/2015

Thứ hai - 21/09/2015 21:28
Giá gạo Thái Lan 5% tấm giảm 5 USD/tấn còn 340-350 USD/tấn. Giá gạo các nước châu Á khác không thay đổi. Gạo Việt Nam 5% tấm thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan 15 USD/tấn hiện giá 325 -335 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% giá 355 -365 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Pakistan 45 USD/tấn còn 310 -320 USD/tấn.

Gạo Thái Lan 25% tấm giá 325 -335 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 5 USD/tấn hiện giá 320-330 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% giá 315 -325 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Pakistan 25 USD/tấn giá 290 -300 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 17/9/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 17/9/2015 so với ngày 12/9/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

12/9/2015

17/9/2015

12/9/2015

17/9/2015

12/9/2015

17/9/2015

12/9/2015

17/9/2015

17/9/2015

Gạo 5%

355-365

350-360

320-330

325-335

375-385

355-355

315-325

310-320

420-430

Gạo 25%

330-340

325-335

315-325

315-325

340-350

340-350

290-300

290-300

405-415

Gạo đồ

345-355

340-350

 

 

360-370

340-350

415-425

415-425

 

Gạo thơm

810-820

810-820

450-460

450-460

 

 

 

 

830-840

Tấm

305-315

305-315

310-320

305-315

300-310

300-310

275-285

275-285

355-365

1. Thái Lan

Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan (Thai Office of Agricultural Economics OAE) đã dự báo sản lượng lúa của Thái Lan có thể giảm còn 22,98 triệu tấn năm 2015, giảm 30% so với 32,62 triệu tấn năm 2014. Sản lượng đạt thấp ở Thái Lan và các quốc gia châu Á khác do hạn hán gây El Nino ​​sẽ có khả năng làm tăng giá gạo lên 20 USD/tấn vào cuối năm 2015. Giá gạo trong nước có thể lên tới 9.000 đến 10.000 baht/tấn (278 USD/tấn) so với 8.000 baht/tấn hiện nay

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thái Lan có khả năng cấm xuống giống vụ Đông xuân (vụ mùa nắng từ 01/11/2015 đến 30/4/2016) trên 2,4 triệu ha đất lúa  do tình trạng thiếu nước trầm trọng cao hơn so với dự kiến. Nguyên nhân do đến cuối mùa mưa vào ngày 31/10/2015, mực nước của các hồ chứa chỉ đạt 3,6 triệu mét khối không đủ cho sản xuất nông nghiệp. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực đối với những nông dân không xuống giống được vụ mùa lúa năm 2015. Tổng diện tích đất lúa nương khỏang 139.200 ha và diện tích lúa mùa khoảng 2,54 triệu ha. Nông dân trong khu vực trên chỉ được xuống giống vụ lúa mùa. Chính phủ có kế hoạch chỉ đạo tất cả các Bộ tham gia vào thực hiện chủ trương trên và giúp nông dân nâng cao thu nhập bắng cách chuyển đổi cây trồng khác. Tuy nhiên, nông dân tỏ ra không đồng tình, Chủ tịch Hội Nông dân Trung ương lưu ý rằng quyết định này là một đòn giáng mạnh vào những người nông dân đã mắc nợ ngân hàng.

Bộ Tài chính Thái Lan có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại lên đến 510 tỷ baht (14,80 triệu USD) do các thiệt hại trong chương trình mua lúa giá cao hỗ trợ nông dân của cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại và các cựu Tổng giám đốc của Cục Ngoại thương.

2. Úc

Cục Nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên và Khoa học Úc (Australian Bureau of Agricultural and Resource Economics and Sciences ABARES) cho biết sản xuất lúa của Úc niên vụ 2015-16 (tháng 4/2015 – 3/2016) được dự báo giảm 655.000 tấn (517.450 tấn gạo), giảm 10% so với 724.000 tấn (570.380 tấn gạo) niên vụ 2014-15. Triển vọng vụ mùa tháng 9/2015, diện tích xuống giống giảm 7% còn 65.000 ha cũng như năng suất giảm 7% còn 10 tấn/ha . Diện tích xuống giống vụ mùa hè giảm 17% còn 1,24 triệu ha, lúa được trồng ở các bang New South Wales, Victoria và Queensland.

3. Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ dự báo vụ lúa mùa 2015 (vụ Kharif tháng 6-12) đạt 90,60 triệu tấn, giảm nhẹ so với 90,86 triệu tấn năm 2014

Tổng diện tích xuống giống đạt 36,841 triệu ha đến ngày 11/9/2015, tăng nhẹ so với 36,651 triệu ha trong cùng kỳ năm 2014. Tiến độ xuống giống vẫn khả quan mặc dù có hạn hán do thời tiết El Nino.

5. Campuchia

Việc xả nước của đập thủy điện Kamchay của Trung Quốc ở Campuchia đã làm ngập ruộng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi, và nhà cửa của hơn 1.500 gia đình trong khu vực. Đập Kamchay đưa vào vận hành năm 2011 và Trung Quốc đầu tư với số tiền 280 triệu USD theo hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao trong 44 năm.

Đây là một trong nhiều dự án năng lượng của Trung Quốc nhằm bán điện cho chính phủ Campuchia. Con đập nằm phía Nam của thủ đô Phnom Penh. Khai thác các đập thủy điện thường xả nước trong mùa lũ gây một số lo ngại về các tác động xã hội và môi trường của những đập này.

 6. Myanmar

Chính phủ Myanmar đã phần nào xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo được áp dụng vào đầu tháng 8/2015 do tình trạng thiếu lương thực và tăng giá gạo sau khi bị lũ trên diện rộng. Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo qua cảng biển nhưng vẫn tiếp tục cấm xuất khẩu qua biên giới, đang xem xét chính sách thương mại mới qua hậu quả của lũ lụt nghiêm trọng, làm ngập hơn 520.000 ha ruộng lúa. Các nhà xuất khẩu có thể phải giảm ít nhất 2 % khối lượng gạo được cấp phép

Liên đoàn Gạo Myanmar (MRF) đang có kế hoạch để cấp giấy phép xuất khẩu lên đến 500 tấn gạo. MRF đã kêu gọi các công ty xuất khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại. MRF sẽ cấp giấy phép cho cả qua cảng biển và đất liền nhưng sẽ yêu cầu các công ty phải giảm 2% gạo xuất khẩu trong sáu tháng. Giấy phép sẽ có hiệu lực trong vòng một tháng.

7. Philippines

Philippines đang có kế hoạch nhập khẩu thêm gạo sau khi chuẩn bị thủ tục nhập 750.000 tấn nhằm tăng lượng gạo dự trữ trong bối cảnh sản xuất lúa bị thiệt hại bởi thời tiết El Nino được cho là mạnh nhất trong 65 năm qua. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đã mời thầu chính phủ Thái Lan, Việt Nam và Campuchia nhập khẩu gạo 25% tấm vào ngày 17/9/2015. Trong đó, giao 250.000 tấn gạo trước năm 2015 và 500.000 tấn còn lại trong quý I năm 2016.

Nhập khẩu gạo năm 2015 của Philippines có thể vượt 2,5 triệu tấn, bao gồm 300.000 tấn chuyển từ năm 2014 sang đầu năm 2015 và được ủy quyền 1,8 triệu tấn. Nhập khẩu gạo thêm của Philippines dự kiến ​​sẽ tăng giá xuất khẩu gạo ở châu Á, đã giảm trong những tháng gần đây. Giá xuất khẩu của gạo 5 % tấm của Thái Lan giảm còn 340 USD/tấn so với 410 USD/tấn vào đầu năm 2015. Giá gạo Việt 5% tấm giảm xuống còn 325 USD/tấn so với 385 USD/tấn trong cùng thời kỳ.

8. Indonesia

Giá gạo trong nước Indonesia đang tăng do lo ngại năng suất thấp do hạn hán vì hiện tượng thời tiết El Nino. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), giá gạo trong nước của Indonesia đã tăng lên kể từ tháng 4/2015. Đến tháng 8/2015, giá gạo lên 770 USD/tấn, tăng 12% so với 740 USD/tấn cùng kỳ năm 2014.

Lượng gạo dự trữ cũng đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Giá thu mua của Cơ quan dự trữ Indonesia thấp hơn so với giá thị trường nên không hấp dẫn đối với nông dân. Tuy nhiên, kho dự  trữ hiện có 1,7 triệu tấn gạo nên đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ nay đến cuối năm 2015. Indonesia có thể phải đối mặt với việc thiếu gạo dự  trữ vào cuối năm nay do chính phủ quyết định phân phối thêm gạo cho người nghèo nhằm khắc phục hạn hán El Nino. Cơ quan dự  trữ quốc gia cần 1,5 đến 2 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vào đầu năm tới trước thời điểm thu hoạch.

Bộ Nông nghiệp Indonesia tái khẳng định sản lượng gạo vẫn an toàn mặc dù đang diễn ra điều kiện thời tiết hạn hán do thời tiết El Nino. Bộ dự báo sản lượng lúa năm 2015 đạt 75,20 triệu so với 70 triệu tấn vào năm 2014.

Chính phủ Indonesia đang theo dõi tác động của El Nino đối với sản xuất lương thực và đánh giá lại dự báo sản lượng lúa 75 triệu tấn năm 2015 trong bối cảnh tình trạng hạn hán kéo dài. Indonesia cho đến nay không nhập khẩu bất kỳ loại gạo nào trong năm 2015, do hy vọng sẽ đạt được sản xuất đủ gạo. Trong khi đó, các nhà phân tích dự đoán rằng Indonesia có thể phải nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm 2015 để duy trì gạo dự trữ và bình ổn giá.

9. Pakistan

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan (Rice Exporters Association of Pakistan - REAP) đã gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ trong tuần qua và yêu cầu bảo vệ ngành hàng xuất khẩu gạo vì đây là nguồn thu ngoại tệ cao nhất. Doanh thu của xuất khẩu gạo tăng từ 300 triệu USD lên đến 2 tỷ USD trong 10-12 năm qua.

Họ đề nghị chính phủ: (1) Tăng cường xuất khẩu gạo basmati đến Iran và Á Rập Saudi; (2) Tăng cường xuất khẩu gạo trắng thường đến Trung Quốc, Indonesia và Philippines; (3) Ban hành đề án Phát triển ngành hàng lúa gạo; (3) Trợ cấp trực tiếp cho các nhà xuất khẩu để khuyến khích nhằm xuất khẩu gạo với giá cạnh tranh; (4) Giảm thuế khấu trừ gạo từ mức 1% hiện tại xuống 0,25%; (5) Miễn thuế thu mua lúa gạo của nông dân. (6) Giảm phí phụ tải điện và miển thuế mua điện cho các nhà máy xay xát gạo; (5) Tư nhân hóa các Viện nghiên cứu lúa gạo (RRI) nhằm phát triển giống lúa và công nghệ tiên tiến, hỗ trợ nông dân giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất.

Thủ tướng Chính phủ Pakistan đã công bố một gói hỗ trợ 3,30 tỷ USD cho nông nghiệp, trong đó có ngành hàng lúa gạo, nhằm mục đích cung cấp hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho nông dân, giảm chi phí sản xuất và đơn giản hóa các quy trình cho vay nông nghiệp.

 Thủ tướng cho biết 381 triệu USD được trợ cấp cho nông dân nhỏ trồng gạo và bông. Nông dân trồng lúa đối mặt với thời kỳ đặc biệt rất khó khăn do giá gạo trên thế giới giảm mạnh. Lũ lụt và mưa to gần đây đã gây ra thiệt hại rất lớn cho người trồng bông. Chính phủ dành 191 triệu USD để hỗ trợ bằng tiền mặt cho mỗi nông dân trồng lúa và bông 120 USD/ha (2,67 triệu đồng/ha) nhưng đất phải dưới 5 ha. Số tiền còn lại sẽ được sử dụng để cung cấp khoản cho vay không tính lãi và đóng bảo hiểm cây trồng cho những nông dân có đất dưới 4,8 ha.

Hiệp hội Xuất khẩu gạo của Pakistan (REAP) không hài lòng đối với gói hổ trợ nông nghiệp. Mức 120 USD/ha trợ cấp không đủ cho nông dân trồng lúa basmati. Chính phủ đã không đề cập việc khoanh nợ vay, hoặc hoàn trả tiền thuế cho nhà máy xay xát và xuất khẩu. Chính phủ cũng không nhắc đến việc hoàn trả 3,5% thuế thu mua lúa gạo ở địa phương. Cũng không có một tuyên bố nào liên quan đến nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực lúa gạo, Viện nghiên cứu lúa gạo của nước này đã không đưa ra được giống mới và cải thiện chất lượng hạt gạo basmati từ 15-20 năm qua.

Liên hiệp các DN vừa và nhỏ (Uni-on of Small and Medium Enterprises UNISAME) đề nghị tổ chức lễ hội thi nấu ăn tại Đại sứ quán và Lãnh sự quán Pakistan ở nước ngoài quảng bá gạo trắng, gạo đồ và gạo thơm  basmati. UNISAME lưu ý rằng basmati cũng như các giống lúa khác như 1121, 386 và C9 là thương hiệu tốt ở châu Âu, Trung Đông và Viễn Đông. Nhưng kể từ khi các nhà xuất khẩu Pakistan tụt hậu trong việc quảng bá gạo xuất khẩu ra nước ngoài, chính phủ nên phổ biến tính ưu việt của các loại gạo Pakistan. Cuộc thi có thể được tiến hành đối với các món cơm khác nhau như Pulao, Biryani, cơm chiên, các món ăn ngọt của Trung Quốc như Zardah (bánh bò), Kheer (Cháo), firni, và bánh mì (chappati).

Giá xuất khẩu gạo basmati Pakistan đã tăng trong tháng 8/2015 sau khi giảm liên tục trong ba tháng qua. Vào tháng 8/2015, giá xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã tăng 2% lên 888 USD/tấn (19.733 đồng/kg) so với 868 USD/tấn (19.289 đồng/kg) vào tháng 7/2015, và giảm 38% so với cùng kỳ năm 2014 là 1.430 USD/tấn (31.777 đồng/kg). Nguyên nhân do Iran đã đồng ý nhập khẩu gạo Basmati của Pakistan

10. Nepal

Các doanh nghiệp và nhà máy xay xát lúa gạo Nepal đang gặp khó khăn do tăng lượng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ, đặc biệt là qua biên giới giữa 2 nước.Giá gạo của Ấn Độ rẻ hơn gạo Nepal 0,46-0,92 USD/tấn (10-20 đồng/kg). Sản lượng gạo sản xuất đủ cho 70% nhu cầu tiêu thụ gạo cả nước. 30% còn lại được nhập khẩu bởi các chính phủ thông qua các chuyến hàng chính thức. Tăng nhập khẩu đã gây thiệt hại cho sản xuất lúa của Nepal, họ đề nghị chính phủ chỉ nhập khẩu khi cần thiết để bù đắp 30% thị trường trong nước. Họ đang đề nghị chính phủ đánh thuế 8% đến 10% so với 5% hiện hành. Giá trị nhập khẩu gạo lên đến 231 triệu USD niên vụ 2014-15 (tháng 8/2014-7/2015), tăng 43% so với 161 triệu USD niên vụ 2013-14, giảm do sản lượng lúa. Sản lượng lúa đã giảm 258.435 tấn hay 5,1% còn 4,78 triệu tấn do hạn hán.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay81,454
  • Tháng hiện tại786,567
  • Tổng lượt truy cập90,849,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây