Giá gạo Việt Nam 5% tấm và 15% đều giảm 5 USD/tấn còn lần lượt là 365-375 USD/tấn và 355-365 USD/tấn. Giá gạo các nước châu Á không thay đổi. Giá gạo vào ngày 17/12/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 17/12/2015 so với ngày 12/12/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | ||||
12/12/15 | 17/12/15 | 12/12/15 | 17/12/15 | 12/12/15 | 17/12/15 | 12/12/15 | 17/12/15 | 17/12/15 | |
Gạo 5% | 355-365 | 350-360 | 370-380 | 365-375 | 345-355 | 355-365 | 330-34 | 330-340 | 425-435 |
Gạo 25% | 335-345 | 335-345 | 335-345 | 355-365 | 320-330 | 325-335 | 300-310 | 300-310 | 400-410 |
Gạo đồ | 345-355 | 345-355 |
|
| 340-350 | 350-360 | 405-415 | 405-415 |
|
Gạo thơm | 690-700 | 685-695 | 440-450 | 450-460 |
|
|
|
| 830-840 |
Tấm | 325-335 | 320-330 | 330-340 | 335-345 | 280-290 | 280-290 | 285-295 | 285-295 | 355-365 |
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2015-16 đạt 469,3 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2014 do giảm diện tích và năng suất trung bình, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi. Năm 2015 thương mại gạo thế giới đạt 42,4 triệu tấn, giảm 100.000 tấn so với dự đoán trước đó. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo sản lượng gạo thế giới 2015-16 đạt 491,5 triệu tấn, giảm nhẹ so với 494,2 triệu tấn niên vụ 2014-15. FAO ước tính năm 2016 thương mại gạo thế giới đạt 45,3 triệu tấn, tăng 1,4% so với 44,7 triệu tấn năm 2014.
1. Thái Lan
Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 355 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 11/2015 và giảm 55 USD/tấn so với năm 2014.
Bộ Thương mại Thái Lan kỳ vọng xuất khẩu gạo năm 2015 đạt 10 triệu tấn gạo nhưng chỉ thu được 4,85 tỷ USD so với mục tiêu 5,1 tỷ USD. Nguyên nhân do giá của gạo Thái 5% tấm đã giảm 16% xuống còn 355 USD/tấn so với 425 vào năm 2014.
Bộ Thương mại Thái Lan dự kiến xuất khẩu được 9 triệu tấn gạo năm 2016, đạt kim ngạch 4,78 tỷ USD, Nguyên nhân do hạn hán, dự báo giá dầu và các mặt hàng nông sản thấp, các nước nhập khẩu có sức mua yếu do suy thoái kinh tế thế giới. Chính phủ Thái Lan đang theo đuổi chương trình xúc tiến thương mại với nhiều nước như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Nam Phi, Iraq và Iran. Mở rộng các thị trường gạo cao cấp ở Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản,
Chính phủ Thái Lan vẫn đang phải đối mặt với thách thức trong việc bán 13 triệu tấn gạo dự trữ. Ủy ban chính sách gạo quốc gia đã phê chuẩn việc bán 37.000 tấn gạo từ kho dự trữ gạo thối để làm phân bón và sản xuất điện.
2. Việt Nam
Việt Nam gạo 5% tấm hiện giá 370 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 11/2015 và giảm 20 USD/tấn so với năm 2014.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 đạt 6,55 triệu tấn, dựa trên các hợp đồng trong quý IV/2015. Theo VFA, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,21 triệu tấn trong quý IV/2015, tăng 200.000 tấn so với ước tính ban đầu là 2 triệu tấn. Do các nước Trung Quốc, Indonesia và Philippines tăng nhập khẩu đã đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý này. Tuy nhiên, con số trên không bao gồm xuất khẩu gạo qua đường biên giới. VFA ước tính có 1,5 triệu tấn gạo đã được xuất khẩu sang Trung Quốc qua biên giới năm 2015.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo năm 2016 sẽ là một năm khó khăn cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam do nhu cầu thấp từ các nhà nhập khẩu châu Á trong hai quý đầu năm 2016 và cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan và Ấn Độ.
3. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước và tháng 11/2015, giảm 30 USD/tấn so với năm 2014.
Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 3,57 tỷ USD trong 7 tháng từ tháng 4-10/2015, giảm 20% so với 4,49 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2014. Lượng gạo giảm 3% còn 6,2 triệu tấn so với 6.390.000 tấn trong cùng kỳ niên vụ 2014
4. Myanmar
Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 415 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước và tăng 5 USD/tấn so với tháng 11/2015.
Ngành gạo Myanmar đang gặp khó khăn do sản lượng trong nước thấp, nhu cầu nhập khẩu Trung Quốc cao cũng như giá gạo trong nước và xuất khẩu cao. Sản xuất lúa của Myanmar năm nay chịu ảnh hưởng do lũ lụt trong tháng 7 và tháng 8. Giá gạo trong nước đã tăng lên đáng kể sau trận lũ và đạt mức cao kỷ lục là 400 USD/tấn (9.090 đồng/kg) vào tháng 9/2015. Giá gạo đã giảm trong tháng 10 và 11 do tăng nguồn cung từ vụ lúa thu hoạch. Giá gạo xuất khẩu cũng đã tăng so với giá gạo Thái Lan và Việt Nam. Giá gạo Myanmar 5% tấm hiện đang đứng ở mức 415 USD/tấn (9.432 đồng/kg) so với gạo cùng loại của Thái Lan và Việt Nam là 355 (8.068 đồng/kg) và 375 USD/tấn (8.523 đồng/kg) làm cho gạo Myanmar không cạnh tranh trên thế giới.
Trong khi đó, nhu cầu gạo qua biên giới của Trung Quốc ngày càng tăng, do không bị thuế, mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã trả 460 USD/tấn gạo qua biên giới so với 330 -350 USD/tấn gạo nhập khẩu chính thức qua biển. Do đó nhiều doanh nghiệp thích bán gạo qua biên giới. Giá gạo trong nước cao cũng khiến hầu hết các thương nhân để chuyển sang xuất khẩu sang Trung Quốc qua biên giới đất liền.
5. Philippines
Cơn bão 'Melor' (Nona) đã làm hư hỏng 29.481 tấn lúa trị giá 5,42 triệu USD trên diện tích 15.758 ha. Theo ước tính ban đầu của Bộ Nông nghiệp Philippines, 11.416 ha trồng lúa có cơ hội phục hồi, trong khi 4.342 ha đất lúa bị mất trắng, Cơn bão đã gây thiệt hại cho các loại cây trồng có giá trị 15,5 triệu USD. Bộ Nông nghiệp cho biết có 20.309 ha đất nông nghiệp gồm lúa, ngô, sắn, chăn nuôi và thủy sản đã bị hư hỏng.
Thiệt hại do bão Melor có thể khiến chính phủ Philippines nhập khẩu thêm gạo để đảm bảo đủ gạo dự trữ và ngăn chặn tăng giá. Chính phủ đã phê duyệt nhập khẩu 0,5 triệu tấn trong quý I/2016 và đang có kế hoạch nhập khẩu thêm 300.000 - 400.000 trước quý II/2016. Tổng số gạo dự trữ ở Philippines đến ngày 01/11/2015 đạt 3,11 triệu tấn, ủ để kéo dài trong 91 ngày, tăng 41% so với 2,2 triệu tấn ngày 01/10/ 2015, và chiếm 5% so với 2,95 triệu tấn ghi nhận trong cùng kỳ năm 2014.
6. Campuchia
Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 430 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước và tháng 11/2015, giảm 35 USD/tấn so với năm 2014.
Campuchia đã xuất khẩu được 408.169 tấn gạo trong 10 tháng đầu năm 2015, tăng 34% so với 304.788 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Ba thị trường hàng đầu của gạo Campuchia là Trung Quốc (83.577 tấn), Pháp (57.745 tấn) và Ba Lan (46.125 tấn).
Campuchia đã xuất khẩu 26.969 tấn gạo trong tháng 10, tăng 45% so với 29.819 tấn trong tháng 9/2015, tăng 10% so với 35.418 tấn xuất khẩu tháng 10/2014. Campuchia đã xuất khẩu 370.000 tấn gạo trị giá 247 triệu USD năm 2014.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Campuchia xuất khẩu 1,10 triệu tấn gạo (trong đó xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Việt Nam và Thái Lan qua biên giới) vào năm 2015, tăng 10% so với ước tính 1 triệu tấn vào năm 2014.
7. Lào
Lào đã chính thức xuất khẩu lô hàng gạo đầu tiên sang Trung Quốc vào tuần trước, đang có kế hoạch tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trên 10.000 tấn một năm. Tỉnh Savannkhet của Lào nhận được một đơn đặt hàng 8.000 tấn gạo từ Trung Quốc. Dù hạn ngạch xuất khẩu chỉ có 8.000 tấn nhưng Lào đang tìm cách tăng hạn ngạch do sức mua của Trung Quốc còn cao. Đề án xuất khẩu gạo hiện nay được điều hành bởi các dự án hợp tác Lào-Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp. Lào không chính thức bán 300.000 đến 400.000 tấn lúa mỗi năm sang Trung Quốc thông qua biên giới đất liền. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO ước tính sản lượng lúa của Lào năm 2015 tăng 3% lên 3,4 triệu tấn.
8. Nước khác
Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 480 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 20 USD/tấn so với tháng 11/2015 và giảm 35 USD/tấn so với năm 2014.
Nhập khẩu gạo của Liên minh châu Âu đã tăng mạnh kể từ đầu niên vụ 2015-16. EU nhập khẩu 302.125 tấn gạo trong thời gian 1/9 – 8/12, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2014.
Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 335 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 15 USD/tấn so với tháng 11/2015 và giảm 40 USD/tấn so với năm 2014.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã