Học tập đạo đức HCM

Thông tin xuất khẩu gạo một số nước tháng 7/2013

Thứ tư - 14/08/2013 23:44
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO ước tính sản lượng lúa năm 2013 tăng 2% đạt 749 triệu tấn lúa (tương đương 500 tấn gạo) do điều kiện thời tiết tốt ở Nam và Đông Nam Á. Những vùng khác trên thế giới sản xuất vẫn ổn định. Các nước Nam Mỹ diện tích trồng lúa giảm trong khi sản lượng lúa các nước Bắc Mỹ giảm do hạn hán.

1. Indonesia

Đại diện Bộ Nông nghiệp của Mỹ ở Jakarta cho biết tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2013 có thể lên đến 1 triệu tấn, giảm 49% so với 1.96 triệu tấn năm 12, nhưng tăng thêm 400.000 tấn so với dự kiến ban đầu của Bộ Thương mại Indonesia. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng nhập khẩu của Indonesia còn tiếp tục tăng do có sự chênh lệch lớn giữa giá gạo sản xuất trong nước và gạo 15% tấm nhập từ Thái Lan và Việt Nam. Giá gạo IR 64 của Indonesia được bán với giá 8,000 rupee/kg (776 USD/tấn tương đương 16.344 đồng/kg) vào tháng1/2013, cao hơn 30% so với gạo Thái Lan giá 6,200 rupe/kg (600 USD/tấn tương đương 12.654 đã/kg) cao hơn 86% so với gạo Việt Nam bán với giá 4,300 rupee/kg (415 USD/tấn tương đương 8.753 đồng/kg). Hơn nữa, nhu cầu gạo cao cấp ngày  càng tăng như gạo cho người bệnh tiểu đường, gạo cho các nhà hàng Nhật Bản. Ấn Độ và Hàn Quốc ở Indonesia. Sản lượng gạo của Indonesia năm 2013 dự kiến đạt 36,55 triệu tấn, thấp hơn dự báo đầu năm là 37,5 triệu tấn do năng suất thấp và sâu bệnh. năm 2014 sản lượng gạo dự kiến đạt 37,7 triệu tấn, tăng 3% so với năm trước. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng giá gạo năm tới của tiếp tục tăng do bầu cử nên chính phủ Indonesia phải nhập 1,5 triệu tấn vào năm 2014. Bộ Thương mại Indonesia cho biết gần đây phải nhập 600,000 tấn gạo để trợ cấp cho người nghèo với số lượng 700.000 tấn do giá nhiên liệu tăng mạnh, an ninh lương thực và đối phó với bầu cử vào  năm tới. Trong khi dó Bộ Nông nghiệp Indonesia đã hạ dự báo sản lượng lúa năm 2013 xuống 4% từ 72,1 triệu tấn xuống còn 69,27 triệu tấn do thời tiết bất thường.

2. Việt Nam

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam đã xuất khẩu được 4,061 triệu gạo tấn từ tháng 1 đến cuối tháng 7/ 2013, giảm khoảng 3% so với 4,17 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình 429 USD /tấn (FOB) thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái được xuất với giá 463 USD /tấn

Vào tháng 7/2013 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 576.398 tấn, giảm 25% so với kỷ lục 765.068 Tấn gạo bán ra trong tháng 7 /2012. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 7 năm 2013 là 413 USD /tân, thấp hơn so với giá xuất khẩu trung bình khoảng 479 USD /tấn của tháng 7/2012, giảm 14%. Trong tháng 6 năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 698.199 gạo Tấn với giá trung bình khoảng 410 USD /tấn (FOB).

Các chủng loại gạo xuất được trong tháng 7/2013 bao gồm: 261.927 tấn gạo 2-10% tấm (45,44%), 79.122 tấn gạo 15-20% tấm (13,73%) và 112.375 tấn  gạo 25-35% tấm (19,5%). Châu Á là nơi nhập khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam chiếm khoảng 52,36% , Châu Phi là thị trường đứng hạng nhì chiếm 41,82%, trong khi Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Úc tỷ lệ nhập khẩu lần lượt là 1,42%, 2,78%, 1,07% và 0,55% tổng lượng gạo xuất khẩu gạo xuất tháng 7.

Theo VFA, giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long phổ biến ở mức 5.300 đồng - 5.400 / kg (khoảng  245 - 250 USD / tấn). gạo 5% tấm giá 7.100-7.200 / kg (329 - 333 USD / Tấn), và gạo 25% tấm giá 6.900-7.000 đồng / kg (khoảng 319 - 324 USD / tấn).

Đến ngày 8/8/2013, Việt Nam xuất được 4,15 triệu tấn gạo, trong 7 ngày đầu tháng 8 xuất thêm 87.663 tấn với giá bình quân 429 USD/tấn.

3. Trung Quốc

Hạn hán nghiêm trọng ở các vùng lúa trọng điểm của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa trong nước và gia tăng lượng gạo nhập khẩu cao hơn mức dự báo 3 triệu tấn niên vụ 2013-14. Tin từ Trung Quốc cho biết có gần 6 triệu người và 1,72 triệu con gia súc đang thiếu nước uống trên cả nước, và nhiệt độ dự kiến ​​sẽ vẫn tiếp tục cao trong những ngày tới.

Thiếu mưa và nhiệt độ cao kỹ lục ở 13 tỉnh làm thiệt hại mùa vụ lúa dọc theo hạ lưu sông Dương Tử và ở phía tây nam Trung Quốc, là 2 vùng sản xuất lúa chính ở Trung Quốc. Sản xuất lúa còn bị thiệt hại ở các tỉnh miền trung như Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây và An Huy, chiếm khoảng 57 triệu tấn hay 40% sản lượng gạo hàng năm của Trung Quốc khoảng 144 triệu tấn gạo theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Vụ lúa từ giữa đến cuối năm dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng tháng mười ở một số vùng trồng lúa của Trung Quốc. Hiện có khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán, trong đó  có 293.000 ha lúa mùa muộn bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước và sản xuất lúa cuối dự kiến ​​sẽ giảm hơn 6% đến khoảng 35 triệu tấn. Hiện nay, sản lượng gạo chính thức của niên vụ 2013-14 dự kiến đạt 206,7 triệu tấn, việc điều chỉnh sản lượng giảm sẽ được chính thức thông báo vào vài tuần tới.

Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn gạo lớn nhất thế giới, ước tính đạt 4 triệu tấn (chiếm 11% tổng gạo xuất khẩu toàn cầu) cho niên vụ 2013-14, tăng thêm 500.000 tấn so với khoảng 3,5 triệu tấn của năm trước đó. Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo trong sáu tháng đầu năm 2013, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Hạn ngạch nhập khẩu gạo của chính phủ cấp cho niên vụ 2013-14 là 5,32 triệu tấn. Hạn hán và các vụ bê bối gạo nhiễm cadmium làm năm nay lượng gạo nhập khẩu đạt mức cao kỷ lục. Hạn hán ít tác động tới tăng nhập khẩu gạo mà nguyên nhân chính là gạo nhập  có giá thấp hơn. Chênh lệch về giá gạo của Việt Nam và giá gạo trong nước khoảng 400-600 tệ/tấn (65 - 80 USD / tấn tương đương 1370- 1690 đồng/kg).

Chính phủ Trung Quốc công bổ chi 199 triệu nhân dân tệ (khoảng 32 triệu USD) để làm mưa nhân tạo cho vùng trồng lúa bị hạn hán ở các tỉnh miền Trung và Tây Nam

4. Philippines

 Mặc dù sản xuất lúa gạo trong quý II năm nay có suy giảm, nhưng sản lượng lúa của Philippines trong nửa đầu năm 2013 đã lên tới gần 8 triệu tấn, tăng khoảng 1,4% so với 7,89 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Kết quả sản xuất này cũng cao hơn mục tiêu của chính phủ là 7,9 triệu tấn.

Sản xuất lúa trong quý II năm 2013 đạt 3,83 triệu tấn, giảm 2% so với 3,9 triệu tấn cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn cao hơn 5%  so với mục tiêu chính thức khoảng 3,63 triệu tấn. Quý II thường thấp hơn quý I do thời tiết bất lợi.

Tổng số gạo dự trữ với Philippines đến ngày 01 tháng 7 năm 2013 đạt 2,2 triệu tấn, tăng khoảng 14% so với 1,2 triệu tấn cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, lượng gạo dự  trữ này đã giảm 5% so với khoảng 2,3 triệu tấn của tháng trước do đây là thời kỳ giáp hạt.

Để từng bước tự túc gạo, chính phủ Philippines lên kế hoạch sản lượng lúa năm 2013 đạt 20 triệu tấn, tăng 11% so với 18 triệu tấn năm 2012. Tuy nhiên Philippines vẫn phải nhập ít nhất 187.000 tấn theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Lượng gạo nhập khẩu năm 2013 khống chế ở mức 350.000 tấn.

Theo Cục Thống kê Nông nghiệp (BAS), giá lúa và giá gạo ở Philippines tăng khoảng 1-2% trong tháng 6/2013 so với tháng trước, Giá lúa trong nước vào tháng 6 năm 2013 đạt 16,83 peso/kg (tương đương 8.131 đồng/kg), tăng 2% so với 16,46 peso/kg (tương đương 7.952 đồng/kg) vào tháng 5/ 2013. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2012 giá lúa lúc đó là 17.01 peso/kg (tương đương 8.218 đồng/kg), giảm 1%. Giá gạo tháng 6/2013 đạt 33.18 peso/kg (tương đương 16.030 đồng/kg), tăng khoảng 1% so với xung 32.80 peso/kg (tương đương 15847 đồng/kg) tháng 5/2013.

5. Thái Lan

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt  2,9 Triệu Tấn, theo Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái (Thai Rice Exporters Association TREA).

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong nửa đầu năm 2013 đã giảm khoảng 17% so với 3,5 triệu tấn cùng kỳ năm 2012. Trong nửa năm 2013, gạo trắng chiếm khoảng 2 Triệu tấn, giảm khoảng 23% so với khoảng 2,6 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo thơm đạt 936.448 tấn, tăng 10% so với khoảng 858.437 tấn cùng kỳ năm 2012. Thái Lan xuất khẩu khoảng 7 triệu gạo tấn cả năm 2012. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu 8-8,5 triệu tấn xuất khẩu trong năm nay, và đang có kế hoạch bán đấu giá khoảng 800.000 Tấn gạo mỗi tháng từ các kho dự trữ trong những tháng còn lại năm 2013 để đẩy mạnh xuất khẩu.

6. Ấn Độ

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã tăng mạnh trong ba tháng qua do sự mất giá của đồng rupee của Ấn Độ so với USD. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ từ tháng 1-7/2013 đã đạt khoảng 6 triệu tấn. Lượng gạo xuất khẩu trong tháng 6 tăng gần 25% đạt 1 triệu tấn so với 800.000 tấn tháng 5/2013.

Tỷ giá của đồng rupee Ấn Độ giảm 13% so với 53 rupee bằng 1 đô la trong tháng 4 năm 2013 lên 60 rupee bằng đô la trong tháng Bảy, 2013 đã giúp cải thiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Phần lớn gạo trắng thường được xuất châu Phi, trong khi Iran tiếp tục là bạn hàng chính của gạo thơm basmati.

Ấn Độ trong năm nay đạt vụ mùa bội thu ước tính đạt 108 triệu tấn gạo, và dự trữ gạo vẫn ở mức cao mặc dù việc tăng giá lúa gạo trong nước. Các dự báo sản lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong niên vụ 2012-13 (từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013) sẽ đạt khoảng 10 triệu tấn, tăng khoảng 11% so với Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính vào đầu năm là 9 triệu tấn, nhưng giảm khoảng 4% so với lượng gạo 10.370.000 tấn xuất khẩu niên vụ 2011-12.

 

Nguồn: bannhanong.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,636
  • Tổng lượt truy cập90,869,029
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây