Học tập đạo đức HCM

Thương hiệu gia cầm Việt: Hướng tới sạch và ngon

Thứ năm - 16/06/2016 06:31
(Người Chăn Nuôi) - Việt Nam là một trong những quốc gia nuôi và tiêu thụ gia súc, gia cầm lớn trong khu vực, nhưng thời gian gần đây việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do vấn đề giá cả và an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, các doanh nghiệp và trang trại đều nhận thấy việc cấp thiết xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng.

Thương hiệu “cấp thành phố” cho các đặc sản

Hà Nội là thành phố đầu tiên quyết liệt xây dựng thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa với hai mục tiêu là sản xuất sản phẩm đặc thù địa phương và cung ứng sản phẩm sạch. Các sản phẩm đặc thù của thành phố như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, vịt Vân Đình, gà Mía… đã được đầu tư đăng ký thương hiệu. Ban đầu, việc đăng ký và triển khai thương hiệu chỉ ở cấp độ người nuôi nhưng dần dần thành phố đã xây dựng được chuỗi chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm.

gia cầm việt hướng tới sạch và ngon - chăn nuôi

Trang trại chăn nuôi gà đồi tại Sóc Sơn - Ảnh: Vũ Mưa

Tuy vậy, số lượng các trang trại tham gia vào sản xuất theo sản phẩm đặc thù chưa nhiều nên việc tiêu thụ còn hạn chế. Số hộ chưa tham gia sản xuất theo chuỗi còn nhiều. Mặt khác việc tiêu thụ còn tập trung tại địa bàn Hà Nội mà chưa mở rộng ra các tỉnh lân cận, do đó, giá trị mang tính “đặc sản” chưa phát huy được. Việc đẩy mạnh các tiêu chí sản phẩm “sạch” vẫn còn chưa quyết liệt. Đầu tư chế biến, tiêu thụ theo hướng hiện đại là bài toán vượt quá sức của các nông hộ, từ đó đặt ra vấn đề sản xuất và tiêu thụ theo hướng tập trung, hiện đại, thay vì sự manh mún mang tính cục bộ từng địa phương.

 

Thương hiệu “cấp tỉnh” về nguồn gốc

Các tỉnh có nghề chăn nuôi phát triển cũng đang muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường với việc hỗ trợ quảng bá hình ảnh. Để nâng cao giá trị trên thị trường và tạo sự khác biệt trong đầu tư, các tỉnh cần phải có sách lược cho các mũi nhọn nuôi trồng. Hai hướng quảng bá thương hiệu là quảng bá nguồn gốc sản phẩm và sản phẩm đặc trưng.

Đồng Nai tập trung xây dựng cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ dân theo các tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh quan tâm xây dựng uy tín trong việc cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, truy xuất nguồn gốc. Chẳng hạn một Hợp tác xã (HTX) có hơn 50 trang trại tại huyện Thống Nhất ký văn bản ghi nhớ cung cấp sản phẩm thịt lợn, gà cho Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN). HTX cung cấp ra thị trường từ 2.000 - 3.000 con gà/ngày; 500 - 700 con lợn thịt/ngày.  Các HTX khác cũng có các đối tác của mình và họ cũng bảo vệ thương hiệu “Đồng Nai” dựa trên quy trình nuôi và chế biến hiện đại. Các trang trại ở huyện Trảng Bom đã đạt chứng nhận VietGAP, chiếm 60% tổng đàn gà trong toàn huyện.

Tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” cho sản phẩm địa phương. Nguồn vịt dồi dào, thức ăn tự nhiên phong phú, thức ăn công nghiệp được sản xuất tại địa phương, nên việc phát triển thương hiệu Vịt Đồng Tháp có cơ sở.

Song thương hiệu Vịt Đồng Tháp có thành công hay không lại phụ thuộc vào việc chế biến theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào. Việc tiêu thụ đàn vịt trên nhiều tỉnh thành khác nhau, đòi hỏi bài toán chế biến theo hướng hiện đại và tỉnh đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.

 

Thương hiệu cho trang trại

Tất cả các doanh nghiệp lớn đều xây dựng thương hiệu, điển hình như Doanh nghiệp Ba Huân. Song, các trang trại nhỏ cũng có thể tự xây dựng thương hiệu chứ không nhất thiết phải làm vệ tinh cho doanh nghiệp lớn.

Chủ trang trại Doanh Đức ở Đồng Nai tâm sự: “Tôi hài lòng với vị trí chỉ là một chủ trang trại. Lợi thế của tôi là tự sản xuất, trực tiếp bán hàng nên kiểm soát được từng quả trứng ra thị trường, thời gian trữ hàng ngắn nên luôn đảm bảo sự tươi mới, giảm tỷ lệ hư hao của sản phẩm. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý hoặc về thị trường, tôi sẵn sàng nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của những chuyên gia giỏi”. Điều bất ngờ là Doanh Đức đã xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản, một thị trường rất khó tính, với những hợp đồng tuy không lớn nhưng thường xuyên. Rõ ràng, kinh tế thị trường vẫn mở ra những cơ hội tự chủ cho các doanh nghiệp nhỏ quy mô trang trại, tự chủ sản phẩm của mình mà không phải dựa vào các doanh nghiệp lớn hoặc các công ty đa quốc gia, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi.

 

 Thương hiệu cho miền núi

Thời gian gần đây các tỉnh miền núi đã bắt đầu quan tâm đến xây dựng thương hiệu chăn nuôi gia súc gia cầm. Điển hình là sản phẩm trâu Nà Hang ở Tuyên Quang hay Bò Vàng ở Hà Giang. Đầu 2016, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Nà Hang đã được hỗ trợ vay vốn theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND. Với số vốn được hỗ trợ là 50 triệu đồng/hộ, nhiều hộ đã lựa chọn con trâu là vật nuôi chủ lực. Thịt trâu khô, thịt trâu gác bếp Nà Hang dự kiến sẽ được đăng ký nhãn hiệu, mở rộng sản xuất trở thành đặc sản được cả nước biết đến.

Nhìn chung việc xây dựng thương hiệu hiện còn gặp một số khó khăn về nguồn vốn đầu tư vì nhà nước chỉ có những đầu tư ban đầu, còn việc duy trì thương hiệu chủ yếu dựa vào doanh nghiệp và sức dân. Việc xây dựng thương hiệu khá công phu nhưng có nguy cơ dần mai một ở một số địa phương. Phong trào xây dựng thương hiệu cho thấy ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đang dần chuyển sang hướng thị trường, hiện đại và hướng đến người tiêu dùng.

>>  Tiêu thụ gia súc, gia cầm ở Việt Nam hiện chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, do đó việc xây dựng thương hiệu chủ yếu mang tính địa phương, màu sắc của từng doanh nghiệp cụ thể.

 
 

Nguyễn Anh
http://nguoichannuoi.vn/

 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,183
  • Tổng lượt truy cập90,862,576
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây