Đó là: Ưu tiên các DN có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với người sản xuất lúa được làm đầu mối xuất khẩu gạo; hạn chế thấp nhất các DN chỉ kinh doanh thương mại tham gia xuất khẩu gạo, có lộ trình phù hợp, thực hiện chủ trương DN đầu mối xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa.
TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết: Trong chuỗi sản xuất bao gồm: Nhà cung cấp vật tư phân bón, người nông dân, thương lái, DN vệ tinh và DN được phép xuất khẩu thì người nông dân được hưởng lợi ít nhất. Vấn đề mấu chốt ở đây là tổ chức. Trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam không có bóng dáng của người sản xuất, không có các DN nhỏ. Các DN được phép xuất khẩu hầu hết không liên kết với nông dân, không đầu tư vào vùng nguyên liệu...
Thực tế hiện nay, xung quanh các DN được phép xuất khẩu gạo là nhóm đông DN vệ tinh tự bỏ vốn đầu tư thu mua gạo từ các thương lái, tự tìm đầu ra và để xuất khẩu được gạo, các DN vệ tinh này phải xuất khẩu “nhờ” qua các DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Như vậy, có những DN được cấp phép xuất khẩu gạo không cần hoạt động cũng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu.
Ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - cho hay: Cục đang đề xuất Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/ND-CP ngày 4/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng bổ sung điều kiện các DN xuất khẩu gạo phải tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức cánh đồng mẫu lớn, bắt buộc DN phải có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mới được tham gia xuất khẩu.
TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết: Trong chuỗi sản xuất bao gồm: Nhà cung cấp vật tư phân bón, người nông dân, thương lái, DN vệ tinh và DN được phép xuất khẩu thì người nông dân được hưởng lợi ít nhất. Vấn đề mấu chốt ở đây là tổ chức. Trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam không có bóng dáng của người sản xuất, không có các DN nhỏ. Các DN được phép xuất khẩu hầu hết không liên kết với nông dân, không đầu tư vào vùng nguyên liệu...
Thực tế hiện nay, xung quanh các DN được phép xuất khẩu gạo là nhóm đông DN vệ tinh tự bỏ vốn đầu tư thu mua gạo từ các thương lái, tự tìm đầu ra và để xuất khẩu được gạo, các DN vệ tinh này phải xuất khẩu “nhờ” qua các DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Như vậy, có những DN được cấp phép xuất khẩu gạo không cần hoạt động cũng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu.
Ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - cho hay: Cục đang đề xuất Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/ND-CP ngày 4/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng bổ sung điều kiện các DN xuất khẩu gạo phải tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức cánh đồng mẫu lớn, bắt buộc DN phải có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mới được tham gia xuất khẩu.