Học tập đạo đức HCM

“Tổng quản” ở China Town lý giải vì sao trái cây Việt lép vế

Thứ tư - 01/07/2015 20:21
Nằm trên con ngõ đâm thẳng ra phố Canal sầm uất, ngay chính giữa khu China Town (New York, Mỹ) là hơn chục sạp hàng hoa quả san sát. Trong lúc quan sát khách mua bán ở khu vực này, tôi phát hiện 2 người bán hàng nói chuyện bằng tiếng Việt. Khi biết tôi là phóng viên Báo NTNN từ Việt Nam sang tìm hiểu về vải thiều, hai người bán hàng giới thiệu gặp anh Võ Đức Minh...

Vắng bóng trái cây “made in Vietnam”

Anh Minh là “tổng quản” của cả dãy hàng hoa quả ở đây. Ban đầu, anh Minh có vẻ lảng tránh câu chuyện vì quá bận rộn, tuy nhiên khi đề cập tới chuyện vải thiều, anh trở nên sôi nổi: “Qua coi tin tức, tôi được biết nước mình có bán vải thiều sang Mỹ, nhưng chúng tôi ở đây chưa thấy quả vải thiều Việt Nam nào”.

 

“Tong quan” o China Town ly giai vi sao trai cay Viet lep ve
 Anh Minh giới thiệu những quả mít nhập từ Guatemala đều nhau chằn chặn và múi dày, thơm ngọt.  Ảnh: Lê Huyền
Nói tới đây, anh Minh tỏ vẻ thoáng buồn: “Mỗi vụ chúng tôi bán vài trăm tấn nhãn, vải mà toàn bán hàng của các nước khác. Mấy sạp hàng có thể bán cả tấn vải/ngày, mà chỉ là bán lẻ trên đường phố. Nếu vải thiều Việt Nam sang được thì số lượng bán có thể khá lớn”.

Là chủ hàng bán lẻ lớn ở đây, nên anh Minh có rất nhiều mối hàng. Kéo tôi vào kho hàng mà anh đang lấy buôn nhiều nhất, anh tự do ra vào như… chủ hàng (chủ hàng là người Trung Quốc), anh Minh giới thiệu nào là mít nhập từ Guatemala; dừa, chôm chôm, sầu riêng nhập từ Thái Lan; vải, mận (quả roi), nhãn nhập từ Trung Quốc và một số loại hoa quả bản địa. “Tôi là người huyện Cái Bè (Tiền Giang), sang đây mười mấy năm buôn bán hoa quả. Mình ở vựa trái cây ra đi mà thấy Việt Nam mình hình như mới đưa sang được thanh long, chôm chôm. Ở kho hàng này thì không thấy có loại quả nào của Việt Nam, toàn là hàng Trung Quốc hết”.

Kho hàng này, theo anh Minh, chỉ là kho nhỏ, cung cấp hoa quả cho chừng hai chục sạp hàng. Để làm kho, chủ hàng thuê nguyên một căn nhà trên phố, đầu tư một kho lạnh để được chừng 30 tấn hoa quả. Bên ngoài kho lạnh, suốt từ tầng hầm lên tầng 2 là các loại hoa quả xuất bán trong ngày không cần để lạnh, trong đó có gần 30 thùng sầu riêng và tới 40 quả mít. Ra tới ngoài cửa thì đường đi chất kín vài chục thùng dừa tươi nhập từ Thái Lan. Ngay bên ngoài, 5-6 thùng sầu riêng (8 quả/thùng) vừa được khui ra, vậy mà trên các sạp chỉ còn chừng 8-9 quả. Chủ hàng ở đây cũng không nhập hoa quả trực tiếp từ các nước xuất khẩu mà vẫn phải nhập hàng qua nhiều công ty hoa quả lớn hơn.

Theo chỉ dẫn của anh Minh, tôi tìm tới kho hàng của Andy- chủ một kho hàng khá lớn gần subway Canal. Andy cho biết, anh mới chỉ nhập chôm chôm, thanh long, măng cụt từ Việt Nam. Hàng chủ yếu nhập qua đường hàng không.

Khó cạnh tranh về giá

Những ngày này, khi vải thiều trồng ở Florida, California hết mùa, các loại vải thiều chín muộn của Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Israel bắt đầu chiếm lĩnh thị trường New York. Đây cũng là thời điểm mà vải thiều Việt Nam có thể chen chân. Thế nhưng, dù rất mong ngóng, anh Minh cũng không thể nhập được kg vải nào từ quê hương.

Lý giải vì sao hoa quả của Việt Nam rất khó chen chân vào thị trường Mỹ, anh Minh khoát tay ra phía xa: “Cô thấy đó, toàn bộ khu này xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản là do người Thái Lan, người Trung Quốc làm hết. Họ đã làm tới 10-20 năm rồi nên rất nhiều kinh nghiệm về việc xử lý sản phẩm thế nào để sang tới đây hàng còn tươi, ngon và thường chỉ nhập hàng hóa từ nước họ. Sang tới đây họ có hệ thống phân phối rộng khắp. Còn người Việt mình ở đây chỉ có vài chỗ dựa hàng (công ty đứng ra làm đầu mối mua nông sản nhập khẩu từ Việt Nam do người Việt làm chủ- PV), phải cạnh tranh rất dữ. Nếu có nhiều chỗ dựa hàng thì sản phẩm mới có giá, dễ phân phối và có thể xử lý các rủi ro”- anh Minh bày tỏ. Về rủi ro trong vận chuyển hàng nông sản, anh Minh ví dụ, container hàng hoa quả nếu bị khui kiểm tra ở sân bay mà phát hiện có sâu bọ, dòi là bị bắt tiêu hủy hết ngay. Tóm lại cứ sơ suất là bị đổ bỏ, vì thế buôn bán nông sản rất bấp bênh, không lãi nhiều thì không thể làm được.

Chỉ vào chỗ hoa quả để trong kho lạnh, anh Minh cho biết các loại như vải, nhãn, măng cụt… đều được xuất sang đây theo đường hàng không, và anh khẳng định: “Vải thiều Việt Nam muốn bán được vào Mỹ thì phải đi đường hàng không để đảm bảo độ tươi ngon, hàng đi đường biển, bảo quản kho lạnh có tốt tới đâu thì sang đây cũng đã nám hết quả, không bán được”.

Tôi chia sẻ với anh Minh, để vải thiều Việt Nam có thể lên máy bay sang được Mỹ, giá xuất khẩu có thể tới 8 USD/kg thì anh kêu trời: “Giá vải thiều tôi bán buôn ở đây là 3-3,5 USD/pound, tính ra cũng chưa tới 8 USD/kg. Hôm nào dội chợ, hàng nhiều giá còn thấp hơn nữa. Giá vải thiều nước mình như thế sao cạnh tranh được”.

Nói tới giá, anh Minh lại kéo tôi vào kho hàng và chỉ từng loại: Mít Guatemala giá có 2 USD/kg, dừa tươi từ 1,5 -2 USD/quả (1 thùng 9 quả có giá nhập từ 12 -18USD/thùng, tùy thời điểm). Tại kho hàng của Andy, anh cũng cho biết thời điểm này cũng đang là chính vụ ổi và thanh long ở Mỹ nên giá “dội chợ” ở mức rất thấp, giá bán lẻ thanh long loại lớn là 1 USD/quả (500-600gr). Với giá này, hoa quả Việt Nam- dù đi máy bay hay đi đường biển cũng rất khó cạnh tranh. Vì thế, nếu các công ty xuất khẩu hoa quả ở Việt Nam không khảo sát kỹ lưỡng đã đưa hàng sang thì rất... liều lĩnh, bởi có thể hàng rất ngon sang tới đây phải bán hạ giá vì dội chợ do các vùng trồng hoa quả nhiệt đới ở Mỹ hoặc các nước châu Mỹ lân cận vào chính vụ. Họ có lợi thế là ở gần, chỉ vận chuyển ô tô hoặc máy bay 1-2 tiếng là tới nơi.

Giá cả cũng là vấn đề đối với người bán lẻ. Khi phỏng vấn những người bán hàng di cư từ các nước Mỹ La tinh, như anh Santos - người nhập cư từ Guatemala vào Mỹ khoảng 8 năm, anh cho biết các sạp ở đây cứ hoa quả nào ngon, giá rẻ là nhập bán, không quan tâm tới xuất xứ từ nước nào. 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập516
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm513
  • Hôm nay68,755
  • Tháng hiện tại773,868
  • Tổng lượt truy cập90,837,261
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây