Học tập đạo đức HCM

Trồi sụt, bấp bênh như giá thịt heo

Chủ nhật - 01/07/2018 01:32
Giá thịt heo tăng nóng do nguồn cung thiếu hụt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với doanh nghiệp và người chăn nuôi.

Thông tin từ Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, từ đầu tháng 4/2018 đến nay, sau thời gian dài “rớt chạm đáy” giá heo hơi bật tăng nóng trở lại và duy trì quanh mức giá trên dưới 50.000 đồng/kg. Mức giá này được cho là đã gần tiệm cận với “đỉnh” giá vào thời kỳ cách đây 2 năm (giữa năm 2016) khi đạt mức 53.000đ – 55.000 đồng/kg heo hơi, đồng thời giá đã tăng gấp đôi so với thời kỳ mức giá giảm sâu nhất (khoảng 25.000 đồng/kg).

Giá thịt heo liên tục biến động trong thời gian qua

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội, với mức giá heo hơi đạt quanh ngưỡng 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí, người chăn nuôi đã có lãi. Tuy nhiên, điều đáng nói vào thời điểm hiện tại không có nhiều hộ còn dư hàng bán do khi thịt heo rớt giá thê thảm, người chăn nuôi thua lỗ, không cầm cự nổi nên đã phải tìm cách giảm đàn, thậm chí treo chuồng. Việc tái đàn cũng cần phải có thời gian cũng như không ai dám chắc mức giá cao như vậy sẽ duy trì trong khoảng thời gian bao lâu.

Ông Trần Hữu Trung, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, thấy thương lái lùng sục mua heo với mức giá cao, gia đình cũng bàn tính định mua thêm heo giống tái đàn. Nhưng suy đi, tính lại thấy bấp bênh bởi việc đầu ra không ổn định, trồi sụt thất thường rất khó để người chăn nuôi có thể đưa ra quyết định lúc này.

Thay vào đó, thời gian tới, gia đình sẽ tìm cách phát triển đàn heo theo hướng đảm bảo quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap, có ký kết bao tiêu sản phẩm với DN chế biến phân phối để ổn định đầu ra, yên tâm tập trung vào sản xuất.

Một số chuyên gia phân tích, bài học về khủng hoảng thừa do tập trung chăn nuôi, tăng đàn ồ ạt không theo kế hoạch, khiến nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp (DN) chế biến khốn đốn vẫn còn đó. Chính vì vậy, trong khi nhu cầu không tăng cao đột biến, cũng như quan sát thị trường trong nước và một vài nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia… nguồn hàng không thiếu, giá cả lại cạnh tranh nên việc tái đàn nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại là chưa cần thiết.

Theo nhận định của Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos, dự đoán nhiều trang trại sẽ quay trở lại việc chăn nuôi heo khi nguồn cung và đầu ra thị trường của sản phẩm được cân bằng hơn trong thời gian tới. Tổng nguồn cung heo thịt sẽ tiếp tục tăng và đạt vào mức 41 triệu con trong năm 2018.

Giá thịt heo tăng, người chăn nuôi có lãi, tuy nhiên về phía những DN chế biến, sản xuất sản phẩm có liên quan đến thịt heo như Vissan, Dabaco, Mitraco, Masan… thì chưa hẳn đã vui mừng vì người nông dân còn thận trọng trong tái đàn, cũng như việc cơ cấu giá thành nguồn nguyên liệu nhập vào với giá thành sản phẩm đầu ra khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.

Trường hợp của Công ty CP Chăn nuôi Mitraco kinh doanh trong lĩnh vực lợn giống và lợn thương phẩm, dù giá thịt heo đã tăng trở lại nhưng sau hơn 1 năm qua thị trường heo thịt ảm đảm khiến công ty thua lỗ hàng tỷ đồng đến thời điểm hiện tại đã không thể cầm cự nổi. Hay như một số đại gia Masan, CP… kết quả kinh doanh cũng vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề do thị trường chăn nuôi trồi sụt, bấp bênh.

Còn đối với Công ty Vissan, do phần lớn sản phẩm của ông ty này được chế biến từ thịt heo nên giá heo nguyên liệu đầu vào tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy kế hoạch doanh thu 2018 của Vissan có sự điều chỉnh dù có tăng so với năm trước 18%, song đối với chỉ tiêu tăng trưởng về lượng đối với các mặt hàng có sự thay đổi. Trong đó, mặt hàng thịt tươi sống chỉ tăng khoảng 12%, các sản phẩm chế biến tăng 15%, thay vì mức tăng 35% so với kế hoạch năm 2017.

Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Vissan cho rằng, năm 2018 hoạt động chăn nuôi sẽ có những chuyển biến tích cực hơn so với năm 2017, nhiều trang trại trở lại chăn nuôi, đàn heo nái được khống chế tăng ở mức ổn định, nguồn cung ra thị trường cân bằng hơn. Giá heo hơi dự báo tăng và sản lượng thịt heo nhập khẩu sẽ tăng so với năm 2017 nhờ xóa bỏ thuế nhập khẩu theo hiệp định EVFTA và AEC.

Đối với thực phẩm tươi sống, công ty tập trung đẩy mạnh bán hàng tại kênh phân phối hiện đại, bán sản phẩm online… nhằm tăng thêm sự lựa chọn cũng như tạo sự tiện lợi, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay25,979
  • Tháng hiện tại971,043
  • Tổng lượt truy cập91,034,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây