Nguyên nhân chính là do nhu cầu tôm tăng cao trong dịp Tết khiến giá tôm tăng mạnh trong khoảng 2-3 tuần trước kỳ nghỉ lễ dài do lượng cung – cầu tăng đột biến. Ngay cả khi kỳ nghỉ lễ kết thúc, giá tôm vẫn có xu hướng giữ ở mức cao cho đến khoảng tháng 4 – thời gian thu hoạch vụ tôm mới do lượng tôm dự trữ đã cạn kiệt. Giá tôm sau đó sẽ ổn định từ tháng 4 đến tháng 7 hoặc 8 do vào vụ thu hoạch tôm mới. Giá tôm trong khoảng thời gian cao điểm (từ tháng 8 đến tháng 11) giai đoạn 2013 – 2016 đã tăng cao hơn giai đoạn 2010 – 2012 do các doanh nghiệp chế biến thu mua nguyên liệu. Điều này sẽ làm thay đổi cấu trúc cung – cầu sản phẩm tôm của Trung Quốc.
Năm 2016, Tết âm lịch đến tương đối sớm, rơi vào ngày 8/02 khiến giá tôm tăng tới 45% trong vài tuần trước đó, lên 84 NDT/kg (12,17 USD/kg). Đến tháng 3, giá tôm giảm nhẹ còn 83 NDT/kg song tiếp tục tăng 8% vào tháng 4 lên mức 90NDT/kg. Chỉ đến tháng 5, giá tôm mới trở về mức bình thường là 54 NDT/kg. Đến tháng 7, khi vụ thu hoạch tôm mới diễn ra, giá tôm giảm còn 39 NDT/kg, thấp hơn 51 NDT/kg so với 3 tháng trước đó. So với giai đoạn 2010 – 2012, giá tôm ít biến động hơn trong khoảng thời gian Tết âm lịch khi mức giá cao nhất và thấp nhất chỉ là 44,7 NDT/kg và 42,7 NDT/kg. Tuy nhiên, nhìn chung giá tôm Trung Quốc vẫn ghi nhận chiều hướng tăng cao trong thời gian qua.
Vụ tôm của Trung Quốc diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 với thời gian thu hoạch chính từ tháng 8 đến tháng 10, trong đó từ tháng 7 đến tháng 8 sẽ là khoảng thời gian mua bán sôi động nhất do các doanh nghiệp chế biến sẽ thu mua nguyên liệu và tích trữ vào kho đông lạnh để dành cho các tháng cuối năm. Trong tháng 1, giá tôm sẽ tăng cao do Tết âm lịch. Sau tết, giá tôm có thể giảm nhưng lúc này không còn nguồn tôm bán trên thị trường. Trữ lượng tôm từ sau tết âm lịch đến tháng 6, tháng 7 sẽ tương đối thấp.
Hơn nữa, hiện nay, tại nhiều chợ tôm đầu mối ở phía Nam xuất hiện tình trạng bán tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ. Đây là hiện tượng bất thường do giá tôm nhỏ thường thấp hơn nhiều so với tôm cỡ lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng tại nhiều trại nuôi tôm của Trung Quốc, đặc biệt là tại các vùng nuôi chủ lực. Tại nhiều chợ ghi nhận hiện tượng bán tôm cỡ 120 – 200 con/kg. Thậm chí 1 chợ ở tỉnh Quảng Đông và 1 chợ ở tỉnh Quảng Tây (đều ở phía Nam) còn bán tôm nguyên con cỡ 220 con/kg. Dịch bệnh trên tôm ở phía nam Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Đông đang diễn ra rất nghiêm trọng. Theo Niên giám thống kê Thủy sản Trung Quốc năm 2016, các tỉnh miền nam cung cấp gần 65% sản lượng tôm của Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, hầu hết các chợ tôm lớn nằm ở phía nam. Khu vực này gồm 3 tỉnh nuôi tôm lớn là Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam. Trong năm 2015, riêng 3 tỉnh này cung cấp tới 64,7% tổng sản lượng tôm của Trung Quốc. Trong tháng 11/2016, tại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, 12/15 chợ bán tôm cỡ 110 con/kg hoặc nhỏ hơn; 9/15 chợ bán tôm cỡ 140 con/kg hoặc nhỏ hơn. Riêng tại Hải Nam, hiện tượng bán tôm nhỏ diễn ra ít hơn. Hầu hết các chợ tôm tại Hải Nam đều bán tôm cỡ 80 – 100 con/kg. Tại các khu vực khác, hiện tượng bán tôm cỡ nhỏ và rất nhỏ không phổ biến. Tuy nhiên, tôm cỡ lớn chỉ được bán tại tỉnh Phúc Kiến. Với việc bán tháo tôm cỡ nhỏ như vậy, các trại nuôi tôm của Trung Quốc sẽ bị thất thu rất lớn cũng như đẩy giá tôm lên cao trong những tháng đầu năm 2017.
Theo fistenet.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã