Nhưng để tăng kim ngạch XK nông sản sang Trung Quốc, cần có nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng nông sản, tìm hiểu thị hiếu thị trường, và liên kết chặt giữa nhà nước, doang nghiệp, nhà sản xuất.
Toàn cảnh buổi hội thảo |
Đó là chủ đề buổi hội thảo “Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt” sáng 26/8 tại TP.HCM. Hội thảo do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản và CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổ chức.
Ông Vĩ Tích Thành, Tham tán thương mại Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM cho biết: Mặc dù nhu cầu nhập khẩu nông sản của Trung Quốc rất lớn, tuy nhiên nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với những quy định khắt khe về chất lượng, đồng thời gặp sự cạnh tranh của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Campuchia… Trung Quốc ngày càng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch.
Theo ông Thành, ẩm thực có vai trò lớn trong đời sống nhân dân. Người Trung Quốc thích ăn, biết ăn và ăn rất khỏe. Trung Quốc vẫn tăng cường nhập khẩu và mở rộng hơn để đáp ứng nhu cầu người dân. Nhập khẩu nông sản chiếm 1/10 trong kim ngạch nhập khẩu toàn cầu. Trong vòng 10 năm, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân năm là 8,8%. "Tiềm năng cho nông sản Việt là rất lớn. Nhưng muốn nâng tầm cả về chất và số lượng nông sản xuất cho thị trường Trung Quốc, cần lưu ý đến vấn đề thói quen tiêu dùng và nhu cầu của người Trung Quốc. Tương tự người dân Việt Nam, người dân Trung Quốc bây giờ cũng đặt yêu cầu chất lượng lên hàng đầu. Nhưng nông sản Việt hiện nay vào Trung Quốc còn nhiều điểm yếu", ông Thành cho biết.
Theo ông Thành, hầu hết nông sản Việt xuất sang Trung Quốc hiện nay theo đường tiểu ngạch. Con đường này tuy là phần quan trọng nhưng không bền vững, rủi ro lớn. Có thể thấy, xuất qua biên mậu chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Nhiều thương lái Trung Quốc phải sang tận nơi thu mua. Nông sản Việt lại thiếu thương hiệu. Người dùng Trung Quốc chưa có nhiều ấn tượng dù nông sản Việt được xuất sang rất nhiều.
Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực của các cơ quan Chính phủ trong nghiên cứu và định hướng được thị trường. Không để nông dân tự mình sản xuất theo cảm quan. Việc kết nối chính sách với hải quan, cơ quan kiểm dịch cũng cần thiết để tạo điều kiện thông thoáng thương mại cho 2 bên. Phát huy vai trò các tổ chức tài chính, tín dụng, cùng chia sẻ rủi ro với nông dân.
“Các kênh lưu thông truyền thống có nhiều vướng mắc, thông tin thị trường không cập nhật đồng đều. Trong khi thương mại điện tử đang thu hẹp khoảng cách sản xuất và tiêu thụ, kết nối mở rộng tốt hơn thị trường tiêu dùng”, ông Thành gợi ý.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, thành viên Hội đồng tư vấn cải cách, Phó Chủ tịch DAA Việt Nam, do sự tương đồng văn hóa, ẩm thực, gần gũi địa lý, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của nông sản Việt.
“Tuy nhiên, việc xuất khẩu còn bấp bênh, còn đi nhiều bằng đường tiểu ngạch nên không chú ý truy xuất nguồn gốc, chất lượng. Nhiều trường hợp hàng hóa ứ đọng rồi đổ bỏ nơi cửa khẩu. Uy tín hàng Việt chưa như mong muốn”, ông Hoàng Anh nói.
Để giữ vững và mở rộng thị trường, đòi hỏi DN Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Trung Quốc. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi phương thức bảo quản cũng như tăng cường kiểm tra lấy mẫu các lô hàng nông sản XK. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tại cửa khẩu cần tiếp tục cải tiến cách thức thông quan hàng nông, thủy sản của Việt Nam qua cửa khẩu một cách thuận tiện nhất.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã