Học tập đạo đức HCM

Vay vốn đóng tàu gỗ: Tín hiệu mới từ ngân hàng

Thứ bảy - 11/04/2015 09:17
(DĐDN) - Mặc dù đã được triển khai trong một thời gian khá dài, tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn này, theo giới phân tích là không hề dễ dàng.
Vậy nên việc hạ thủy con tàu khai thác xa bờ  của ngư dân Phan Văn Chinh do Agribank Phú Vang (Thừa Thiên – Huế) cho vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP vừa diễn ra đã thổi bùng hy vọng cho những ngư dân mong muốn tiếp cận nguồn vốn này.
Nhiều cái khó
Nghị định 67/2014/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 25/8/2014. Tuy nhiên, đã hơn nửa năm từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành nhưng mới chỉ có một vài ngư dân các tỉnh thành được vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Ngư dân Nguyễn Hoàng Long – một người có trên 10 năm kinh nghiệm đánh bắt xa khơi tính toán: nếu vay đóng con tàu đúng theo các quy định của Nghị định 67 với mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng thì người vay cũng phải có hơn 2 tỷ đồng để “đối ứng”. Ðây là số tiền không hề nhỏ đối với nhiều ngư dân. Chưa kể, khi vay cải hoán tàu cũ, nâng cấp máy móc, ngư cụ, ngư dân cũng phải có tài sản thế chấp. Nhưng do ông có mỗi con tàu thì đã thế chấp cho các khoản vay trước đó. Ðây là một trong những nguyên nhân làm cho Nghị định 67 chậm đến với người dân
Cùng chung tình cảnh này, ngư dân Nguyễn Chí Linh ở tỉnh Quảng Ngãi làm hồ sơ xin vay hơn 7,5 tỷ đồng để đóng tàu hơn 700 mã lực. Hồ sơ của anh đã hoàn tất và được duyệt trong danh sách vay. Cán bộ của hai ngân hàng đã hai lần thẩm định nhưng đến nay ông vẫn chưa được ký hợp đồng vay vốn. “Hiện tôi đang sở hữu con tàu  công suất 25 mã lực, mỗi năm hành nghề vây rút chì thu lời khoảng 2 tỷ đồng, đủ sức hoàn trả vốn vay nhưng không hiểu sao ngân hàng vẫn thẩm định chưa xong”, vị này trăn trở.
Nói về tình trạng vốn vay chậm, ông Trần Văn Lĩnh – quyền chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng cho biết: các điều kiện, hồ sơ, quy trình thẩm định cho vay theo Nghị định 67 không khác nhiều so với cho vaythương mại thông thường.
Lời giải từ ngân hàng
Sáng ngày 31/03/2015, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ hạ thủy tàu khai thác xa bờ của ngư dân Phan Văn Chinh do Agribank Phú Vang cho vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Đây là chiếc tàu vỏ gỗ đầu tiên của cả nước được đóng mới từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Tàu có công suất 700CV, được làm bằng gỗ kiềng, có chiều dài 22.5 mét với tổng kinh phí đầu tư 7,7 tỷ đồng, trong đó Agribank Phú Vang – Thừa Thiên Huế cho vay gần 4 tỷ đồng. Đây cũng là con tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn nhất của Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính cho ngư dân đóng tàu Nhà nước cần có một chiến lược thực sự bài bản, một kế hoạch dài hơi cho ngành thủy sản nói chung và đáng bắt xa bờ nói riêng.
Những con số vừa nêu cho thấy các ngân hàng đã thực sự cùng với ngư dân chung tay bám biển. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, bên cạnh việc hỗ trợ tài chính cho ngư dân đóng tàu Nhà nước cần có một chiến lược thực sự bài bản, một kế hoạch dài hơi cho ngành thủy sản nói chung và đáng bắt xa bờ nói riêng. Theo đó, cần phải trả lời được câu hỏi phát triển đội tàu lớn nhưng lớn bao nhiêu? Đánh bắt ở đâu? Mỗi loại tàu cần bao nhiêu chiếc? Bộ NN&PTNT cũng cần phải làm một khảo sát, phải nắm bắt được trên vùng biển nước ta có bao nhiêu loại cá, trữ lượng bao nhiêu, bao nhiêu vùng bãi cá,…. Song song với đó, Nhà nước cần tăng mức đầu tư ngân sách vào các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng hạ tầng nghề cá, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần trên biển đảo... “Có như vậy mới đảm bảo việc phát triển bền vững ngành này và tránh được vết xe đổ như chúng ta đã mắc phải trong Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ năm 1997”, ông Trần Văn Lĩnh – quyền chủ tịch hội nghề cá Đà Nẵng nhấn mạnh.
Dưới góc nhìn của mình, ông Đoàn Phúc, Phó giám đốc Agribank Đà Nẵng cho biết: trong thời gian tới, Agribank Đà Nẵng sẽ đề xuất với cấp trên nghiên cứu miễn, giảm lãi suất và tiếp tục cho gia đình vay vốn để sửa chữa, nâng cấp tàu, tạo điều kiện để ngư dân ra khơi, bám biển… Bên cạnh đo, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ nhiên liệu, tiền mua bảo hiểm vật chất thân tàu và các bảo hiểm rủi ro con người cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt. Địa phương cũng cần có chính sách bao tiêu sản phẩm đánh bắt thủy sản cho ngư dân, tránh trường hợp các thương lái ép giá; đồng thời tập trung nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp để ngân hàng tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn. Một giải pháp nữa là ngoài việc cho vay đóng tàu, ngay khi các tàu cá đi vào vận hành, ngân hàng nên hỗ trợ ngư dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua việc kết nối với các cơ sở thu mua, chế biến hải sản để đảm bảo đầu ra, tạo nguồn thu ổn định cho ngư dân. Đây cũng là chính sách hỗ trợ theo chuỗi giá trị khép kín.
Tuy nhiên còn nhiều khách hàng đang trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn mẫu tàu cũng như cơ sở đóng tàu phù hợp. Đây cũng là khó khăn chung trong quá trình triển khai Nghị định 67 tại nhiều địa phương trên cả nước rong thời gian tới, các khó khăn này sẽ được tháo gỡ để Nghị định 67 được triển khai tốt hơn.
theo dddn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm405
  • Hôm nay34,895
  • Tháng hiện tại740,008
  • Tổng lượt truy cập90,803,401
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây