Học tập đạo đức HCM

Xác định sản phẩm đặc thù

Thứ sáu - 14/02/2014 02:03

Trong năm 2014, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp Bình Định là triển khai, tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014-2020 với định hướng xác định sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường để đầu tư tập trung, phát triển bền vững.

Bình Định là tỉnh có ngành chăn nuôi khá phát triển, tuy nhiên để chọn làm sản phẩm chủ lực trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì chỉ có con bò là đối tượng số 1. Bởi hiện nay so trong khu vực thì không có tỉnh nào có đàn bò thịt vừa cao về số lượng, vừa cao về chất lượng như ở Bình Định.

“Nếu chọn gà, vịt thì tỉnh nào cũng làm được; những con vật nuôi này sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, với đàn bò thịt ổn định 280.000 con, tỷ lệ bò lai chiếm đến 72%; chất lượng bò thịt của Bình Định đã tạo được niềm tin của người chăn nuôi trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên nên đối tượng này sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh. Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng SX bền vững nông dân sẽ được tăng thu nhập đáng kể”, ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định nói.


Chất lượng bò thịt của Bình Định được thị trường ưa chuộng

Đi trước một bước, cuối năm 2013 ngành nông nghiệp Bình Định đã xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng bò thịt giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó, ngành chức năng tổ chức khảo sát, nghiên cứu thực trạng chăn nuôi, thị trường đầu ra, nhu cầu vốn, những khó khăn thách thức ngành nghề chăn nuôi bò thịt, đơn vị tư vấn đã đề xuất 9 giải pháp gồm:

Phát triển đàn bò theo vùng; tăng cường công tác giống, hỗ trợ kỹ thuật; nghiên cứu quy hoạch, xây dựng chợ đầu mối; quy hoạch, chỉ đạo xây dựng và vận hành các khu giết mổ tập trung; tăng cường các mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ; phát triển hệ thống đại lý, nhà hàng tiêu thụ thịt bò; xây dựng và duy trì website riêng cho ngành hàng bò thịt; xây dựng thương hiệu bò thịt; tổ chức thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng bò thịt.

Nếu như trong lĩnh vực chăn nuôi dễ xác định sản phẩm đặc thù, có lợi thế cạnh tranh bao nhiêu thì trong lĩnh vực trồng trọt khó xác định bấy nhiêu. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, Bình Định cũng đã chọn ra hướng đi cho ngành trồng trọt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp là SX lúa giống.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh giống lúa trên toàn quốc đang tập trung tại Bình Định rất nhiều để tổ chức SX, cung ứng cho cả nước. Bình Định chọn lợi thế này để phát huy, trước mắt sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: Hệ thống thủy lợi, sân phơi, nhà kho…và ban hành chính sách kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực SX lúa giống.

Về thủy sản, không cần nghĩ ngợi Bình Định cũng có thể chọn ngay sản phẩm đặc thù là cá ngừ đại dương. Bình Định có đội tàu thuyền đánh bắt xa khơi khá lớn, trong đó có gần 1.100 chiếc tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. Riêng năm 2013, sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương của Bình Định đạt đến 9.000 tấn.

Ông Phan Trọng Hổ khẳng định: “Sản phẩm cá ngừ đại dương ở Bình Định có sẵn lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên trong thời gian qua chưa phát huy hết do chưa đầu tư đúng mức lĩnh vực chế biến sản phẩm này.

Trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Bình Định, chúng tôi sẽ đề xuất UBND tỉnh có chính sách kêu gọi đầu tư tập trung xây dựng nhà máy chế biến với trang thiết bị hiện đại để tiến tới xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật Bản. Đầu năm 2014 này, Bình Định đã cử 4 cán bộ ngành thủy sản sang Nhật để nghiên cứu thực tế về kỹ thuật khai thác cá ngừ và bảo quản sản phẩm sau khai thác”.

Ngoài ra, những sản phẩm mang tính đặc thù của từng vùng như cây đậu phộng (lạc) ở các xã Cát Trinh, Cát Hiệp (Phù Cát); cây hành ở xã Cát Hải (Phù Cát); cây kiệu ở huyện Phù Mỹ; nuôi hàu, nuôi tôm ở những vùng ven đầm, ven biển... cũng sẽ được lựa chọn phát triển theo lợi thế từng địa phương xã, huyện.

Trước khi xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bình Định đã tổ chức hội thảo diện rộng các nhà khoa học, cán bộ lão thành, lão nông tri điền, nhà quản lý; các cơ quan ban ngành, đoàn thể… để ghi nhận ý kiến đóng góp nhằm đưa ra lựa chọn xác đáng nhất để thực hiện.

 

“Để thực hiện hiệu quả công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020, ngoài chú trọng yếu tố khai thác thị trường bền vững cho các sản phẩm, chúng tôi còn tập trung đào tạo nguồn nhân lực; chỉ đạo các địa phương phải bố trí cán bộ có năng lực theo dõi, thực hiện”, ông Phan Trọng Hổ chia sẻ.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại730,379
  • Tổng lượt truy cập90,793,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây