Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu cho trái chuối xuất khẩu

Thứ sáu - 17/03/2017 05:43
Quy hoạch vùng trồng, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu là giải pháp nhiều địa phương và doanh nghiệp (DN) đang hướng tới để nâng cao sức cạnh tranh cho trái chuối xuất khẩu (XK).

Chuối Việt được ưa chuộng

Là mặt hàng có thế mạnh trong nhóm hàng rau, quả XK, trái chuối Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, trong đó có thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật Bản. Theo Công ty TNHH Huy Long An, đến nay, sản phẩm chuối tươi Việt Nam của công ty đã được phân phối tại 6 hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ Nhật Bản với 2 - 3 container chuối tươi mỗi tuần. Ngoài thị trường Nhật, chuối của công ty còn xuất sang Singapore, Trung Đông, Hàn Quốc… Chuối Việt Nam được ưa chuộng đặc biệt bởi vị ngọt nhẹ, thơm, màu sắc đẹp, giá cạnh tranh nếu so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác. Năm 2017, công ty đặt mục tiêu XK khoảng 10.000 tấn chuối.

Các chuyên gia ước tính, thời gian tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi số lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam, ước khoảng 15 - 20 tấn mỗi ngày. Nhiều thị trường như Trung Đông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và các nước Đông Âu cũng sẽ gia tăng nhu cầu chuối từ Việt Nam.

Giống như Công ty TNHH Huy Long An, nhiều DN khác cũng đang lựa chọn trái chuối là sản phẩm XK chủ lực. Đặc biệt, thay vì chỉ XK sang Trung Quốc thì hiện nay, mặt hàng này đang được thị trường các nước khó tính như Nhật Bản, Dubai, Hàn Quốc ưa chuộng. Do vậy, đầu ra của chuối XK Việt Nam đang mở rộng, đặc biệt với những sản phẩm chất lượng cao.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2016, kim ngạch XK rau, quả đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch XK mặt hàng rau, quả đã đạt 434 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ. Dự báo, kim ngạch XK rau, quả trong năm nay sẽ mang về cho Việt Nam hơn 3 tỷ USD.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Có giá trị tương đối cao nhưng giống như nhiều loại trái cây khác, giá trị của trái chuối Việt chưa được định giá đúng bởi còn thiếu một thương hiệu mạnh. Do đó, nhiều DN và địa phương đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho trái chuối.

Chất lượng là yếu tố hàng đầu được Công ty TNHH Huy Long An hướng tới khi xây dựng thương hiệu cho trái chuối Fohla – thương hiệu chuối riêng của công ty. Theo đó, trái chuối được chăm sóc rất tỉ mỉ, khi chuối trổ khoảng 10 nải là phải bẻ bông, không cho ra trái tiếp, trái nào “sinh đôi” cũng phải vặt bỏ. Một nải cũng không được để nhiều trái vì sẽ không bắt mắt. Khi trái chuối lớn, từng buồng được “mặc áo” để ngăn chặn sâu bệnh, côn trùng. Đến khi thu hoạch, nhân viên đóng gói bắt đầu quy trình “xử lý từng trái”, loại bỏ những trái xấu, hút chân không để chuẩn bị XK.

Tại Lâm Đồng, với việc xây dựng mô hình trang trại trồng chuối kỹ thuật cao, kết hợp liên kết với nông dân để chuyển giao kỹ thuật, bảo đảm việc sản xuất, thu hoạch, bảo quản, sản phẩm chuối La Ba của Công ty TNHH La Ba Đà Lạt đã và đang khẳng định thương hiệu tại thị trường trong nước và đạt chuẩn XK sang các thị trường khó tính như Úc, Nhật Bản. Đây là bước đầu tiên đưa sản phẩm chuối La Ba ra thị trường thế giới.

Về phía các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành hàng chuối theo chuỗi liên kết nông dân với DN từ khâu cung cấp giống, trồng, tiêu thụ và chế biến để nâng cao giá trị loại cây trồng này. Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích trồng chuối của tỉnh Cà Mau đạt 5.400ha; trong đó, xây dựng vùng chuối thâm canh đạt chuẩn VietGAP quy mô 2.000ha, năng suất 20 tấn/ha và sản lượng 108.000 tấn/năm. Đồng thời, tiến đến phục hồi và xây dựng thương hiệu chuối xiêm đặc sản Cà Mau. Từ đó, kỳ vọng nâng cao sản lượng và giá trị chuối XK.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay21,667
  • Tháng hiện tại49,183
  • Tổng lượt truy cập101,808,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây