(Ảnh minh họa: A.N)
VFA đưa ra đơn cử là Thái Lan, do lượng tồn kho gạo cũ lớn buộc phải bán ra và chất lượng giảm nên Thái Lan bán giá rất thấp so với mặt bằng giá chung của thị trường quốc tế và thấp hơn gạo Việt Nam cùng loại khoảng hơn 40 USD/tấn.
Định hướng của ngành lúa gạo trong năm 2016 là duy trì và củng cố phân khúc thị trường gạo trung bình và cấp thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh có sẵn về giá thành sản xuất và cước vận chuyển gần, gồm có thị trường Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó thiết lập và về lâu dài mở rộng thị trường gạo cao cấp nhằm đa dạng hóa nhu cầu. Đặc biệt, nghiêm túc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng thực hiện tăng cường liên kết và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường gạo cao cấp. Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế, giúp hoạt động xuất khẩu gạo phát triển bền vững trong thời gian tới.
VFA cũng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái hoặc hàng có chất lượng không bảo đảm quy định, ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu.
Trước đó, tình hình xuất khẩu gạo đầu năm 2015 cũng tương đối ảm đạm. Xuất khẩu gạo 3 quý đầu năm ở mức thấp do thiếu hợp đồng gối đầu từ cuối năm 2014. Hợp đồng ký mới đầu năm 2015 cũng giảm do nhu cầu thị trường châu Á – thị trường trọng điểm của gạo Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường diễn biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2015, nhất là trong quý IV do các doanh nghiệp ký được số lượng lớn hợp đồng từ thị trường tập trung (hơn 1,45 triệu tấn gạo), giúp xuất khẩu gạo cả năm 2015 hoàn thành mục tiêu đề ra. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta đạt khoảng 6,7 triệu tấn trong năm 2015. Lúa gạo hàng hóa trong dân được tiêu thụ hết và giữ giá ổn định, bảo đảm mức lãi định hướng cho nông dân trồng lúa.
Cơ cấu và chủng loại gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể khi hầu hết tỷ lệ gạo trắng đều sụt giảm, đặc biệt là gạo trắng cấp thấp. Trong khi đó, gạo thơm và nếp tăng mạnh. Gạo thơm tăng vượt mức từ 3,6% trong năm 2010 lên gần 23% trong năm 2015. Gạo đồ và gạo Japonica cũng đang là loại gạo được thị trường ưa chuộng. Điều này tạo sự đột phá trong cơ cấu chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam.
Châu Á, châu Phi và châu Mỹ vẫn là 3 khu vực thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang châu Á chiếm gần 75% trong năm 2015. Châu Phi là khu vực thị trường lớn thứ 2. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo thơm từ Việt Nam. Điều này phần nào giúp bù đắp cho lượng gạo trắng và gạo chất lượng thấp đang giảm mạnh do sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ và Thái Lan. Châu Mỹ - thị trường lớn thứ 3 tương đối ổn định với Cuba chiếm thị phần lớn nhất. Mỹ, Mexico, Haiti đã có sự phát triển thị phần đáng kể trong những năm gần đây.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã