Tôm nuôi chiếm khoảng 70% giá trị XK và được đẩy mạnh SX trong nước, đặc biệt là giống tôm thẻ chân trắng. Ông Kenny Thomas, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà XK thủy sản Ấn Độ cho hay: Tôm của Ấn Độ được thị trường Mỹ ưa chuộng, và đã chiếm lĩnh thị trường Mỹ khi nguồn cung từ Thái Lan và các nước Đông Á giảm do dịch bệch tại các trang trại trong những năm gần đây. Ngay cả khi Thái Lan phục hồi được SX, Ấn Độ vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Mỹ hiện chiếm 30% thị phần XK tôm của Ấn Độ, trong khi các nước Đông Nam Á chiếm 29%. Trong vài năm trở lại đây, XK thủy sản của Ấn Độ tăng lên, nên có nhiều nhiều trang trại nuôi tôm đã được mở ra ở một số tiểu bang trong khi các trang trại hiện có vẫn đang tăng sản lượng.
Ông S Muthukaruppan, Cựu chủ tịch Hiệp hội các chuyên gia nuôi trồng thủy sản Ấn Độ cho biết: Việc nuôi trồng loại thủy sản này cho đến nay rất khả quan và nếu xu hướng tiếp tục như vậy, sản lượng tôm của Ấn Độ có thể chạm tới 500.000 tấn. Ấn độ đã SX khoảng 450.000 tấn tôm vào năm 2016. Nước này hiện đang chuyển sang nuôi nhiều tôm thẻ chân trắng hơn và giảm sản lượng tôm sú. Năng suất tôm thẻ chân trắng cao hơn sẽ giúp tổng sản lượng tôm Ấn Độ tăng trong các năm tiếp theo. Dựa trên các yếu tố trên, XK tôm của Ấn Độ năm 2017 dự kiến tăng 15 – 20%.
Bắt đầu từ tháng 6/2013, Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan trở thành nguồn cung tôm lớn nhất thế giới và duy trì vị trí dẫn đầu cho đến nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố