Tham dự Diễn đàn, có sự góp mặt của các đại sứ quán và doanh nghiệp nước ngoài hiện đầu tư vào ngành chăn nuôi Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga, Philippines, Singapore; Đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra còn có đông đảo các đại biểu là các chuyên gia ngành chăn nuôi, thú y, đại diện lãnh đạo UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh thành, các doanh nghiệp chuyên về chăn nuôi và xuất khẩu, các chủ trang trại chăn nuôi heo điển hình tại một số địa phương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Diễn đàn
Theo báo cáo tại Diễn đàn, cả nước đang có 29 triệu con heo, với sản lượng khoảng 2,2 triệu tấn thịt heo mỗi năm. Với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, việc sản xuất dư thừa thịt heo sẽ khó tránh khỏi trong thời gian tới. Vì vậy, cần nhanh chóng xúc tiến xuất khẩu thịt heo.
Toàn cảnh Diễn đàn
Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có 8 cơ sở xuất khẩu sản phẩm thịt hưeo đông lạnh sang thị trường các nước, tất cả đều là xuất khẩu heo sữa hoặc heo choai. Số còn lại là các sản phẩm chế biến từ thịt như ruốc và giò chả.
Về xuất khẩu thịt heo tươi sống vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kiểm soát an toàn dịch bệnh. Hiện nay, tất cả các thị trường nhập khẩu đều yêu cầu thịt heo phải có nguồn gốc từ các quốc gia hoặc vùng xuất khẩu không có bệnh lở mồm long móng được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa được OIE công nhận đã sạch bệnh lở mồm long móng, vẫn chưa đủ điều kiện để xuất khẩu.
Lễ ký kết Thỏa thuận thực hiện liên kết chuỗi sản xuất thịt heo sạch, an toàn hướng đến xuất khẩu
Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác nhập khẩu, có những đơn hàng lên tới hàng nghìn tấn. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là làm thế nào, các bên có những cam kết nhập khẩu từ phía các chính phủ, để mở rộng thị trường xuất khẩu và có một tiêu chuẩn chung về dịch bệnh cũng như chất lượng sản phẩm.
Cũng tại diễn đàn, nhiều kinh nghiệm quốc tế đã được chia sẻ trong vấn đề kiểm soát và hướng tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng của một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Việt Nam; đáng chú ý là mô hình của Philippines.
Trong dịp này, Tập đoàn De Heus Châu Á, Tập đoàn Hùng Nhơn và Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam, Công ty CP và Đầu tư Thương mại Biển Đông cùng với Công ty máy móc Daewon đã cùng ký kết Thỏa thuận thực hiện liên kết chuỗi sản xuất thịt heo sạch để xuất khẩu. Sự tham gia ký kết này đã mở ra một hướng đi chung trong chiến lược phát triển của các bên với mục đích mang lại cho cộng đồng chuỗi giá trị cung ứng thịt heo sạch, an toàn hướng đến xuất khẩu.
>> Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Thị trường có, điều kiện chúng ta có thể làm được, vấn đề là hành động tổ chức quyết liệt. Cấp Chính phủ, cụ thể là Bộ NN&PTNT vào cuộc cùng Bộ Công thương mở rộng thị trường, chỉ đạo sản xuất an toàn dịch bệnh cùng với các thủ tục, quy trình chuyên môn xuất khẩu. Những việc gì thuộc Chính phủ là phải đồng bộ, quyết liệt”. |
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã