Học tập đạo đức HCM

Bùng phát dịch Covid-19 tại Hải Dương: Nông dân ngồi trên đống lửa vì nỗi lo nợ chồng nợ

Thứ hai - 22/02/2021 09:37
Những ngày này, nhiều người dân ở tỉnh Hải Dương như ngồi trên đống lửa vì vay nợ ngân hàng cả tỷ đồng để mua cây giống, con giống chăn nuôi, trồng trọt nhưng có nguy cơ thua lỗ nặng do dịch Covid-19 bùng phát, không bán được sản phẩm để thu hồi vốn.

Cà rốt đầy đồng, nông dân ôm nỗi lo mất vốn hàng tỷ đồng

Ghi nhận tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng cho thấy, những cánh đồng cà rốt đang kỳ thu hoạch nhưng vẫn phải nằm chờ do không vận chuyển, xuất khẩu đi được. Tình trạng ách tắc lưu thông hàng hóa kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy và thiệt hại kinh tế rất lớn.

Ông Nguyễn Đức Thuật, Giám đốc HTX Đức Chính, huyện Cẩm Giàng cho biết, toàn xã hiện có hàng trăm hộ nông dân trồng cà rốt và các cơ sở sơ chế cà rốt xuất khẩu. Để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, họ phải vay vốn ngân hàng với số tiền từ vài trăm triệu đồng đến 5, 7 tỷ đồng. 

Covid-19 tại Hải Dương: Nông dân ngồi trên đống lửa vì nỗi lo nợ chồng nợ - Ảnh 1.

Hàng chục nghìn tấn cà rốt nằm chờ xuất khẩu, nông dân ôm mối lo mất tiền tỷ.

Đầu vụ năm nay cà rốt được giá, thương lái đặt hàng nhiều nên bà con nông dân vui mừng khôn tả. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các chuyến hàng bị kiểm soát chặt chẽ, thậm chí có thời điểm không thể lưu thông dẫn đến khối lượng lớn sản phẩm bị ách tắc. 

Việc này gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ dân và cơ sở chế biến. Người dân đang rất lo lắng vì nếu chậm chễ chuyển hàng thì sẽ bị đối tác phạt hợp đồng. Mặt khác, các chi phí phát sinh liên quan cũng tăng lên.

Ông Vương Đức Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Đức Chính cho biết, hiện nay trên 70% sản lượng cà rốt ở xã xuất khẩu qua các cảng ở TP Hải Phòng. Thời tiết thuận lợi thì tối đa trong 20 ngày tới cà rốt phải được thu hoạch. 

Nếu để quá ngày cà rốt vượt kích cỡ, chất lượng giảm dẫn đến không bảo đảm điều kiện xuất khẩu, thiệt hại ước tính trên 240 tỷ đồng. Trong trường hợp gặp mưa, có thể toàn bộ diện tích cà rốt trên đồng chưa thu hoạch sẽ bị hỏng toàn bộ.

Covid-19 tại Hải Dương: Nông dân ngồi trên đống lửa vì nỗi lo nợ chồng nợ - Ảnh 2.

Bí thư tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng trực tiếp xuống đồng chỉ đạo các phương án linh hoạt vừa đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất thời vụ.

Theo thống kê của địa phương, hiện còn khoảng 800 ha cà rốt của người dân xã Đức Chính đến thời kỳ thu hoạch với tổng sản lượng trên 48.000 tấn, trong đó 245 ha tại xã và 563 ha người dân thuê đất ở các tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách... 

Số cà rốt trên trước khi đưa đi tiêu thụ, xuất khẩu đều phải đưa về xã Đức Chính sơ chế. Trong tình cảnh toàn tỉnh Hải Dương đang phải cách ly xã hội, huyện Cẩm Giàng cũng thực hiện phong tỏa nên việc vận chuyển cà rốt từ các địa phương khác về Đức Chính và từ Đức Chính ra cảng ở Hải Phòng để xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, toàn tỉnh Hải Dương đang trong thời kỳ thu hoạch rộ rau màu vụ đông với sản lượng còn lại khoảng 90.000 tấn hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá. Trong đó cà rốt còn 30.700 tấn đã đến kỳ thu hoạch, 10.000 tấn đang được bảo quản trong kho mát (tương đương gần 1.500 container loại 40 feet); 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch, 3.000 tấn đang bảo quản trong kho mát; 1.000 tấn lợn sữa và rau chế biến bảo quản trong kho cấp đông...

Dự kiến từ nay đến cuối tháng 2, 80% lượng nông sản sẽ xuất khẩu qua cảng Hải Phòng đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan… theo hợp đồng đã ký kết. Việc giao hàng không đúng hợp đồng không những gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với nông dân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới uy tín của hàng nông sản Việt Nam.

Hàng vạn củ su hào có nguy cơ nhổ bỏ

Năm 2020, anh Nguyễn Văn Quân ở thôn Tứ Kỳ Thượng, huyện tứ Kỳ, xã Ngọc Kỳ, tỉnh Hải Dương vay vốn ngân hàng 400 triệu đồng thuê gần 10 mẫu ruộng để trồng su hào. 

Tuy nhiên, anh đang loay hoay không biết xoay sở thế nào trước nguy cơ mất trắng khoảng 27.000 cây su hào đã và đang chuẩn bị đến kỳ thu hoạch do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. 

Trong đó, 18.000 củ bắt đầu thu hoạch nhưng có thể sẽ phải nhổ bỏ nếu không được thu hoạch trong vài ngày tới. Còn 9.000 củ còn lại sẽ cùng chung số phận nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài vì không thể xuất bán.

Covid-19 tại Hải Dương: Nông dân ngồi trên đống lửa vì nỗi lo nợ chồng nợ - Ảnh 3.

Covid-19 gây thiệt hại nặng nề đối với nền sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người nông dân tỉnh Hải Dương.

Anh Quân chia sẻ, chỉ riêng lứa su hào này, anh đã đầu tư 280 triệu đồng cho các khoản thuê đất, phân bón, công chăm… Nguy cơ không còn vốn để tái đầu tư đối với những người nông dân như anh Dừa, anh Quân và hàng vạn hộ nông dân khác ở tỉnh Hải Dương  đang hiện hữu.

Mong hỗ trợ như "nắng hạn chờ mưa"

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, đại diện Hội Nông dân huyện Gia Lộc cho biết, toàn huyện có gần 35.000 hội viên nông dân, trong đó, có hơn 3.000 hộ nông dân đang vay vốn ngân hàng, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp để đầu tư sản xuất. Các hộ vay vốn với mức từ 30 triệu đồng đến vài tỷ đồng. Tổng số tiền vay từ các nguồn hiện nay là hơn 164 tỷ đồng.

Trước tình cảnh khó khăn này, các hộ nông dân đều lo lắng, thấp thỏm như ngồi trên đống lửa bởi thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh Covid-19 lần này là quá lớn. Ngoài khoản tiền lãi phải đóng, họ loay hoay không biết sẽ lấy vốn ở đâu để tiếp tục tái sản suất sau khi dịch bệnh được dập tắt, và sẽ lấy tiền đâu để trả nợ gốc. 

Còn theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có 386.117 hội viên nông dân đang sinh hoạt tại 1.260 chi hội nông dân cơ sở. Thời điểm hiện tại đã có hơn 33.760 hộ hội viên vay vốn sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền hơn 2.300 tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau như: Quỹ hỗ trợ nông dân, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn quỹ quốc gia về việc làm do Trung ương hội Nông dân Việt Nam uỷ thác... 

Covid-19 tại Hải Dương: Nông dân ngồi trên đống lửa vì nỗi lo nợ chồng nợ - Ảnh 4.

Người dân Hải Dương cùng chung tay giải cứu nông sản.

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, gần như tất cả các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều gặp khó khăn và mong muốn các cấp chính quyền, cơ quan, ban ngành sẽ có những chính sách hỗ trợ kịp thời về vốn để họ có thể quay trở lại đầu tư sản xuất khi hết dịch.

Trước tình cảnh trên của nông dân, trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Hồng Phúc, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, Ngân hàng Nhà nước và ngành Ngân hàng nói chung đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tín dụng, chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, trong đó có đối tượng là các hộ nông dân bị ảnh hưởng bợi dịch bệnh. 

Năm nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giúp nông dân trong tỉnh sớm vượt qua khó khăn và có điều kiện để tái sản xuất sau này. Cụ thể, tuỳ theo từng trường hợp, ngân hàng sẽ quyết định giãn thời gian đóng lãi, giảm lãi suất theo quy định, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi để kịp thời khắc phục những thiệt hại do Covid-19 gây ra.

Covid-19 tại Hải Dương: Nông dân ngồi trên đống lửa vì nỗi lo nợ chồng nợ - Ảnh 5.

Hàng chục nghìn tấn cà rốt của người dân huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đang chờ được xuất khẩu.

Cũng về vấn đề trên, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái khẳng định, toàn bộ hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và người dân trong tỉnh đăng căng mình cùng các chuyên gia, y, bác sỹ, lực lượng công an, quân đội... triển khai nhiều biện pháp để khoanh vùng và dập dịch. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay để bảo vệ an toàn cho tất cả người dân của Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung. 

Đối với những ảnh hưởng với người nông dân, Hải Dương sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp tuỳ theo từng thời điểm với mục đích giảm thiểu những thiệt hại cho người nông dân để họ có thể quay trở lại phát triển sản xuất, chăn nuôi, phục hồi kinh tế. 

Hiện nay, chính quyền địa phương cùng các tổ chức chính trị xã hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Tỉnh Hải Dương cũng đã có nhiều chỉ đạo sát sao để gỡ khó cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá nông sản ra địa bàn các tỉnh, thành phố khác.


Tâm Đức/Danviet.vn
https://danviet.vn/bung-phat-dich-covid-19-tai-hai-duong-nong-dan-ngoi-tren-dong-lua-vi-noi-lo-no-chong-no-20210222104308178.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay26,356
  • Tháng hiện tại893,867
  • Tổng lượt truy cập90,957,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây