Học tập đạo đức HCM

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng trên 30%

Thứ bảy - 30/01/2021 05:30
Một trong những nguyên nhân khiến giá lợn hơi trên thị trường trong thời gian gần đây tăng mạnh do áp lực giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng trên 30%.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hệ thống vận chuyển logistisc toàn cầu bị đứt gãy gây ra hiện tượng thiếu container và tàu hàng chục bộ thời gian vừa qua. Ảnh: Nguyên Huân.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hệ thống vận chuyển logistisc toàn cầu bị đứt gãy gây ra hiện tượng thiếu container và tàu hàng chục bộ thời gian vừa qua. Ảnh: Nguyên Huân.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT mới đây về tình hình cung ứng hàng hóa dịp Tết Tân Sửu 2021, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải logistics toàn cầu do dịch Covid-19 nên hiện việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ nhà máy ép đầu và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Dabaco liên tục trong tình trạng vừa chạy máy vừa chờ nguyên liệu.

Ông So cho biết, Nhà máy Dầu thực vật Coba của Dabaco hiện mỗi tháng chỉ chạy được từ 18 - 20 ngày, còn lại phải dừng máy do nguyên liệu đậu tương nhập khẩu không về kịp dù trước đó doanh nghiệp đã chủ động tích trữ nguyên liệu lên tới 100.000 tấn.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So, việc giá nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, khô đậu tương tăng tới 30 - 35% chính là một trong những nguyên nhân khiến giá lợn hơi tăng thời gian vừa qua, bởi thực tế nguồn cung lợn của Việt Nam tuy vẫn thiếu, song không quá nhiều như cuối 2019 đầu 2020.

Theo ông Võ Việt Dũng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Chế biến Thực phẩm Nam Hà Nội, trong khoảng hơn một tháng trở lại đây giá nguyên liệu các mặt hàng đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tăng một cách “phi mã” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Cụ thể, mặt hàng ngô tăng tới 30% từ mức giá 6.000 đồng/kg lên 7.800 - 8.000 đồng/kg. Khô dầu đậu tương tăng từ 9.200 - 9.500 đồng/kg lên xấp xỉ 15.000 đồng/kg. Mặt hàng bột xương thịt cũng tăng trên 30% từ 9.500 đồng/kg lên 14.500 đồng/kg.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam thời gian qua tăng mạnh gây áp lực tới giá lợn hơi trên thị trường. Ảnh: MV.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam thời gian qua tăng mạnh gây áp lực tới giá lợn hơi trên thị trường. Ảnh: MV.

Việt Nam hiện là nước có sản lượng thức ăn chăn nuôi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với số liệu khoảng 19 triệu tấn/năm. Nếu cộng cả thức ăn thủy sản con số này có thể lên tới 30 triệu tấn.

Dù là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của khu vực nhưng Việt Nam vẫn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất. Các thị trường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính của Việt Nam là Mỹ, Nam Mỹ, EU, Nga… những khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến việc giao thương và hệ thống logistics gần như tê liệt, trong đó điển hình là việc thiếu container.

Trước việc chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng do hiện tượng tăng giá thuê tàu và container, vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị chức năng kiểm điểm, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.

Ông Nguyễn Trung Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT) cho biết, qua theo dõi việc xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản qua Cảng Hải Phòng và Quảng Ninh thời gian đần đây nhận thấy, hiện tượng thiếu container chủ yếu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu tuy có chịu ảnh hưởng, nhưng thực sự chưa lớn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay90,998
  • Tháng hiện tại1,296,155
  • Tổng lượt truy cập94,823,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây