Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 27/1 tiếp tục tăng.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 114,3 rupee/tạ (0,33%) ở mức 34.614,3 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 21/1/2021 đến ngày 27/1/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,8 VND/INR.
Trong năm 2021, triển vọng xuất khẩu của thị trường hạt tiêu Ấn Độ không mấy sáng sủa. Lượng giao dịch trên toàn cầu không đều bởi giá tiêu Ấn Độ khó cạnh tranh với nhiều nước khác.
Hoạt động khai thác hạt tiêu tại thị trường Ấn Độ đang diễn ra mạnh mẽ, khiến giá nội địa giảm nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ vẫn ổn định.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 27/1/2021 tại thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng trong bối cảnh các vụ khai thác mùa mới đang diễn ra.
Giá tiêu hôm nay 27/1 ở trong nước duy trì ổn định, tăng nhẹ ở Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông hôm nay thu mua ở ngưỡng 51.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Gia Lai tăng nhẹ 500 đồng. giao dịch ở mức 51.000 đ/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai hôm nay giữ nguyên ở mức 51.000 đ/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 53.000 đ/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu hôm nay đang giao dịch ở mức 52.000 đ/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 27/1/2021 tại thị trường trong nước đang giao dịch ở mức 50.500 - 53.000 đ/kg.
Theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản, nông sản nói chung và ngành tiêu 2021 nói riêng đang chịu nhiều thách thức to lớn.
Trong đó là xuất khẩu tiêu trong nước đang chịu 4 thách thức lớn nhất. Cụ thể:
- Các ngành hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ các sản phẩm của những quốc gia xuất khẩu nông sản khác. Các quốc gia đang tăng cường đầu tư cho sản xuất lương thực, thực phẩm trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu và bảo đảm an ninh lương thực.
- Khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế thì các nước nhập khẩu sẽ gia tăng áp dụng những biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại gây nhiều cản trở cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Xung đột chính trị, xung đột thương mại giữa các nước lớn tiếp tục tác động, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng.
- Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đang tiếp gây trở ngại cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
https://nongnghiep.vn/gia-tieu-hom-nay-27-1-nhieu-thach-thuc-lon-cho-nganh-tieu-d282612.html
Theo Bàng Nghiêm/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã