Học tập đạo đức HCM

Lô cà phê đầu tiên xuất sang EU hưởng thuế suất 0%: Cơ hội rộng mở

Thứ hai - 14/09/2020 22:54
Mặt hàng cà phê được nhận định gia tăng giá trị vào thị trường EU trong thời gian tới khi được giảm thuế suất xuống 0%. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Cà phê là một trong những ngành hàng có lợi thế lớn của Việt Nam nhờ được giảm thuế suất vào thị trường Châu Âu xuống 0%. Ảnh: Minh Phúc.
Cà phê là một trong những ngành hàng có lợi thế lớn của Việt Nam nhờ được giảm thuế suất vào thị trường Châu Âu xuống 0%. Ảnh: Minh Phúc.

Lợi thế cạnh tranh rất lớn

Cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo.

Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và các vùng trồng cà phê khác của Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ USD/năm (chiếm 17,4% về lượng và 9,5% về giá trị xuất khẩu cà phê của thế giới).

Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).

Ngày 16/9/2020, lô sản phẩm cà phê của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang một số nước Châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 - 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020.

Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Làm gì để tận dụng cơ hội từ EVFTA?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, ngành cà phê cũng là ngành tiên phong trong hợp tác công - tư cho phát triển bền vững với sự tham gia của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Trong 5 năm vừa qua, Việt Nam đã tái canh khoảng 130.000ha cà phê già cỗi (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 120.000ha).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh. Ảnh: Minh Phúc.

Tỷ lệ cà phê có xác nhận canh tác bền vững đã tăng lên ở mức 60% tổng diện tích canh tác. Tỷ lệ cà phê chế biến tăng từ mức 5% năm 2015 lên đến 15% năm 2020.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang tích cực chuẩn bị Đề án phát triển cà phê đặc sản, phát triển công nghiệp chế biến sâu cà phê, và xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cà phê Việt Nam.

Cùng với những nỗ lực đó, việc triển khai EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đã bước đầu cho thấy những kết quả tích cực. Tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020.

Trong thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là điểm tham chiếu cho cà phê Robusta toàn cầu.

EVFTA là một trong 14 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết và đang có hiệu lực triển khai.

Ngành nông nghiệp coi đây là cơ hội để gắn kết sâu rộng vào thị trường toàn cầu có giá trị cao và chất lượng cao EU với 27 quốc gia thành viên, 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD là thị trường lớn có mức thu nhập cao.

Trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, gần như toàn bộ 100% biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm).

Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Trong khi đó, quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam có tính bổ trợ lẫn nhau, chứ không cạnh tranh trực tiếp.

EU nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ cao về cơ khí, máy móc, dược phẩm, nông sản ôn đới và chế biến mà Việt Nam có nhu cầu. Ngược lại, Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm nông sản nhiệt đới mà thị trường EU cần.

Thông qua quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp thu năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất của Việt Nam để gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong thời gian vừa qua, Bộ NN-PTNT đã tích cực tham gia đàm phán và chuẩn bị thực thi Hiệp định EVFTA, nhất là xây dựng dự thảo, sửa đổi và trình Chính phủ và Quốc Hội phê duyệt một loạt các văn bản pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA trong quá trình đàm phán EVFTA.

Đồng thời, trên cơ sở Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 3233/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/8/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện EVFTA của Bộ để cụ thể hóa các hành động và cơ quan đầu mối triển khai EVFTA trong ngành nông nghiệp.

Với sự chuẩn bị tích cực của Chính phủ, doanh nghiệp và nông dân, ngành cà phê đã có những biến chuyển đáng ghi nhận để nắm bắt kịp thời cơ hội do hội nhập EVFTA mang lại.

Trong thời gian vừa qua, một loạt chương trình/dự án lớn đã được triển khai hiệu quả trong ngành cà phê như Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2020; Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020; Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cà phê Việt Nam chất lượng cao (từ năm 2018 - 2023 và tầm nhìn 2030).

Minh Phúc/Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại836,193
  • Tổng lượt truy cập90,899,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây