Học tập đạo đức HCM

Lợn được giá, người dân Hà Tĩnh vẫn phải thận trọng tái đàn

Thứ hai - 15/03/2021 05:25

313149df 60f1 1791 b632 e75a1c862f59

313149df 60f1 1791 b632 e75a1c862f59
Sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, một lượng lớn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đã được tiêu thụ. Hiện nay, người chăn nuôi đang tập trung tái đàn, ổn định sản xuất. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, n gành chuyên môn khuyến cáo người dân không nên tái đàn ồ ạt, mà phải kiểm soát chặt chẽ, thận trọng, nhất là phải tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn bền vững.

Sau Tết, giá lợn hơi vẫn đứng ở mức cao nên người nuôi lợn phấn khởi, tập trung tái đàn, tăng đàn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là dịch Tả lợn Châu Phi thì việc tái đàn lợn đang được cơ quan chuyên môn khuyến cáo phải được kiểm soát chặt chẽ, nhằm bảo đảm công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Đàn lợn gia đình chị Thái vừa thả nuôi được 15 ngày

Bà Hoàng Thị Thái, là một trong những hộ chăn nuôi lợn lâu năm tại Xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Hàng năm, gia đình bà luôn duy trì đều đặn 3 lứa, mỗi lứa từ 120 con. Bà Thái rất phấn khởi vì lợn hơi hiện tại đang rất được giá nên sau khi xuất chuồng lứa lợn 60 con trước tết, bà đã bắt tay ngay vào việc làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và tìm hiểu con giống để tái đàn trở lại. Nhận thức rõ được tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên khi xác định tái đàn chăn nuôi bà chú trọng làm tốt các khâu kỹ thuật từ vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng đến lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng. Hiện gia đình bà đang chăm sóc lứa lợn 100 con vừa được thả nuôi 15 ngày.  

Với gia đình ông Hồ Xuân Hương ở thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), những năm gần đây, nghề chăn nuôi lợn đã thực sự giúp gia đình ông trở nên khấm khá hơn. Qua nhiều năm gắn bó với nghề, ông Hồ Xuân Hương hiểu được rằng để chăn nuôi mang lại hiệu quả thì cần tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Vì vậy, ngay sau khi xuất bán lứa lợn 20 con trước tết, gia đình ông đã thực hiện dọn vệ sinh chuồng trại, xử lý rắc vôi bột toàn bộ khu vực chăn nuôi, phơi chuồng được nửa tháng mới thả lứa giống tiếp theo. Lứa này, gia đình ông mới chỉ thả nuôi 23 con lợn giống. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngay từ khâu đầu vào, toàn bộ giống nuôi đã được chủng ngừa đầy đủ các loại vắc xin như tai xanh, tả, tụ huyết trùng,... nhằm kiểm soát dịch bệnh từ khâu đầu vào tốt nhất. Nhờ áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi từ lựa chọn con giống, đến nguồn thức ăn hàng ngày, tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đồng thời tăng cường vệ sinh chuồng trại, khử khuẩn môi trường nên đàn lợn gia đình ông đang phát triển tốt.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Sinh - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà cho biết: Sau dịp tết nhu cầu tái đàn lợn của người dân rất cao, để đảm bảo chăn nuôi bền vững, ngành chuyên môn đã tham mưu kịp thời cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời phân công cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương các xã, thị trấn trực tiếp hướng dẫn người dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo đó, người chăn nuôi khi thực hiện tái đàn cần khai báo với chính quyền cấp xã theo quy định về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi. Việc khai báo này giúp chính quyền địa phương quản lý tốt tổng đàn nuôi, nắm bắt được thông tin về thời gian và quá trình nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, bảo đảm quyền lợi được hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra. Tuân thủ nghiêm quy định làm cam kết chăn nuôi an toàn sinh học khi thực hiện tái đàn. Các đơn vị chuyên môn thực hiện giám sát thực tế đối với số lượng con nuôi được tái đàn, tiếp nhận hồ sơ kê khai tái đàn của các hộ chăn nuôi, kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với những hộ không đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Việc tái đàn vật nuôi thường được tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3  trùng với tiết xuân, thời tiết ẩm, nên là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát triển; trong khi đó, con giống đưa vào tái đàn đều còn non, yếu. Do đó, để đàn vật nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt, khi vừa đưa vào thả nuôi, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương đang chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại thông qua việc thu gom phân loại, xử lý rác thải, chất độn chuồng và xử lý chất thải theo đúng quy định. Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và khu vực xung quanh nhằm tiêu diệt chuột, các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi; quét sạch mạng nhện, toàn bộ nền chuồng, sàn, tường, sử dụng vòi tăng áp bơm nước rửa sạch nền, vách tường, chuồng nuôi. Vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sử dụng hóa chất và vôi bột để vệ sinh chuồng trại trước khi đưa con giống vào nuôi.

Trước khi thực hiện tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường, về lượng cung cầu, nơi tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình khôi phục, tái đàn cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội dẫn đến tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó. Việc lựa chọn con giống cần được thực hiện kỹ lưỡng, tại những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng. Con giống phải đảm bảo khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y, không nhập con giống từ những vùng có dịch để tránh thiệt hại và ảnh hưởng tới an toàn dịch bệnh trên địa bàn. Khi mua giống về phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần.

Hiện nay giá lợn trên thị trường đang rất cao, nguồn cung đang thiếu hụt, nên việc tái đàn không chỉ mang lại nhiều cơ hội về lợi nhuận cho nông dân mà còn góp phần cân bằng quan hệ cung cầu, hạ nhiệt về giá thịt lợn thành phẩm cho người tiêu dùng. Vấn đề là việc tái đàn phải được thực hiện một cách an toàn, tuân thủ các quy trình đảm bảo an toàn sinh học, thời điểm vào đàn, phải được tính toán hợp lý, tránh những rủi ro đáng tiếc cả về dịch bệnh lẫn sự bấp bênh của thị trường./.

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,418
  • Tổng lượt truy cập90,932,811
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây