Tại TP. Đà Nẵng, từ tối 31/3, trên địa bàn Thành phố có hiện tượng nhiều người dân đổ đến các chợ, siêu thị để mua thực phẩm thiết yếu để tích trữ vì sợ “đóng siêu thị, hết hàng hoá". Một số người người tiêu dùng cho biết họ lo lắng nguồn cung các thực phẩm thiết yếu sẽ bị thiếu hụt nên đã đi tích trữ. Một số khác cho biết họ không chắc chắn chợ, siêu thị có mở cửa trong 15 ngày toàn dân cách ly hay không.
TP. Đà Nẵng đã nhanh chóng khuyến cáo người dân không nên tích trữ vì các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn thành phố vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân.
Theo Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg, đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi chỉ được bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.
Các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, các bếp ăn tập thể được phép hoạt động nhưng phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống dịch và an toàn thực phẩm. Đối với các cửa hàng ăn uống bán qua mạng hoặc bán mang đi, chỉ được phép hoạt động đến 0h00 ngày 2/4.
Hiện tổng dự trữ hàng hóa tại TP. Đà Nẵng lên đến hàng trăm tỷ đồng; các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu đều cam kết nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả bình ổn, chất lượng đảm bảo và phục vụ tận nơi nếu người dân có nhu cầu.
Hàng hóa trong kho hàng của siêu thị Coopmart Đà Nẵng luôn dồi dào, liên tục nhập hàng mới. Siêu thị có thể tăng lượng hàng lên 200%, thậm chí là 300% nếu nhu cầu tăng lên. Coopmart cam kết hàng hóa thiết yếu luôn đầy ắp, nên người dân hãy yên tâm”.
Tương tự, đại diện siêu thị Big C Đà Nẵng cũng khẳng định hàng hóa tại siêu thị không tăng giá. Người dân nếu ngại không ra ngoài hoàn toàn có thể đặt hàng qua điện thoại, zalo, facebook… và siêu thị sẽ cung ứng hàng tận nơi.
Tại Quảng Nam, tối ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã có công văn yêu cầu tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn thực hiện cách ly toàn xã hội theo đúng nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các chợ, Quảng Nam sẽ có phương án sử dụng thêm mặt bằng tại vị trí phù hợp để làm chợ tạm, giãn mật độ buôn bán tại chợ chính. Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, người vào mua sắm bắt buộc phải khử khuẩn, đeo khẩu trang.
Sở Công Thương làm việc với các đơn vị kinh doanh vận tải thực phẩm để tổ chức định kỳ vận chuyển hàng hóa, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết lên tổ chức bán lưu động tại các huyện miền núi, không để tình trạng khan hiếm, tăng giá bất thường xảy ra.
Tương tự, tại Thừa Thiên-Huế, hàng hóa tại các chợ trên địa bàn tỉnh vẫn đủ cung cấp nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.
Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng thiết yếu bảo đảm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản.
Lưu Hương
Nguồn tin: chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã