Học tập đạo đức HCM

Ngành gỗ: Chuyển mình sau mùa dịch

Thứ năm - 08/10/2020 09:09
Trong thời gian qua, tình hình hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản của các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là tác động của dịch COVID-19; các vụ việc về xử kiện của DOC Hoa Kỳ và việc áp thuế chống bán phá giá mặt hàng ván dán của Hàn Quốc...
Sơn cánh cửa bếp và nhà tắm xuất khẩu sang thị trường Mỹ - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của thế giới, trong đó có ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

9 tháng vượt khó

Trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản có tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2020, giá trị xuất khẩu giảm, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU, do các quốc gia này đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên chính phủ các nước đều ban hành quy định giãn cách xã hội, ngừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh, đóng cửa các siêu thị, cửa hàng nên đã ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Trong giai đoạn này, tình hình sản xuất trong nước cũng gặp nhiều khó khăn; các nhà máy sản xuất, chế biến hoạt động cầm chừng, nhiều nhà máy tạm đóng cửa do thiếu đơn hàng, thiếu nguyên vật liệu phụ trợ, vốn đầu tư sản xuất…

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7/2020 khi dịch bệnh đã dần được khống chế, các quốc gia đã bắt đầu phục hồi sản xuất, kinh doanh mở cửa, phát triển kinh tế nên nhu cầu nhập khẩu gỗ và lâm sản đã tăng lên đáng kể với nhiều đơn hàng đã được ký kết. Ở trong nước, với sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, kinh doanh nên giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng trở lại và trong tháng 8 và tháng 9 giá trị xuất khẩu đã tăng ở mức 2 con số; đặc biệt, lần đầu tiên, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 8 đã đạt trên 1 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, lũy kế 9 tháng vừa qua, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 8,97 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2019, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,38 tỷ USD, tăng 11,2 so với cùng kỳ.

Thống kê cũng chỉ ra 5 thị trường xuất khẩu chính trong 8 tháng đạt 7,01 tỷ USD, chiếm 89,4% giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Tuy giai đoạn này tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có những tác động ảm đạm đến nhiều ngành hàng nhưng đi sâu vào các sản phẩm xuất khẩu sẽ thấy có những đột biến gia tăng ở nhiều sản phẩm, cho thấy nhiều cơ hội đã xuất hiện trong thời kỳ này.

Tuy nhiên nhiều thị trường cũng không thoát khỏi vòng xoáy của đại dịch COVID-19. Điển hình như với thị trường EU trong 9 tháng qua đạt 588,8 triệu USD, giảm 7,4 % so với cùng kỳ năm 2019. Hay như thị trường Hàn Quốc đạt 542,8 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019…

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhìn nhận: “Rõ ràng rằng thị trường đầy rẫy những biến động và nhiều biến động nằm ngoài sự kiểm soát của ngành. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, điều này không có nghĩa rằng các doanh nghiệp chỉ ngồi chờ đợi để thị trường tự tìm đến mình. Giai đoạn đại dịch là giai đoạn chúng ta chứng kiến những nỗ lực không mệt mỏi của doanh nghiệp”.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng chỉ ra triển vọng về sự phát triển của ngành kinh tế này thời gian tới. “Bên cạnh các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, chúng ta cũng chứng kiến những chuỗi cung ứng hoàn toàn không bị đứt gãy, thậm chí còn phát triển hơn giai đoạn trước đại dịch, điển hình như các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm, ván trang trí… Điều này có nghĩa là sản phẩm chiến lược tạo cho doanh nghiệp Việt có bước bứt phá”, ông Lập nhấn mạnh.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam- Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Xác định sản phẩm chiến lược

Theo phân tích của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, qua thời gian khó khăn do đại dịch COVID-19 vừa qua, có thể xác định rõ ràng sản phẩm chiến lược và thị trường chiến lược để làm bệ đỡ cho sự phát triển bứt phá của ngành gỗ.

Sản phẩm chiến lược được nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ thời gian tới xác định là tủ bếp, tủ nhà tắm, ván trang trí. Qua số liệu thống kê, 9 tháng xuất khẩu các sản phẩm này đạt gần 1 tỷ USD, tăng trên 80% so với cùng kỳ. Chuỗi cung ứng của mặt hàng này không bị đứt gãy ở đỉnh điểm của đại dịch. Theo tổ chức ITC, quy mô giá trị thương mại của mặt hàng này đạt khoảng 7 tỷ USD. Đặc biệt, Mỹ là thị trường khổng lồ của Việt Nam về mặt hàng này, xuất khẩu sang Mỹ chiếm 90%, đây chính là thị trường chiến lược.

Để nhanh chóng biến lợi thế thành thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam năm nay ngay trong tháng 11, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ tiến hành thành lập chi hội tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Việc thành lập chi hội sẽ tạo ra chuỗi liên kết dọc, chuỗi liên kết ngang để đạt mục tiêu tạo ra mạng lưới rộng lớn các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất mặt hàng chiến lược, cung ứng cho thị trường chiến lược để hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Bình Định, Hiệp hội Gỗ Bình Định quyết tâm tạo ra trung tâm sản xuất tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí tại địa phương đạt doanh số năm 2020 trên 100 triệu USD và đến năm 2022 sẽ đạt 300 triệu USD.

Để chuẩn bị cho tốc độ sản xuất của doanh nghiệp, hiện ngành lâm nghiệp cũng có những định hướng về đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ rừng trồng, phát huy hiệu quả chuỗi phát triển lâm nghiệp.

Đặc biệt đối với sản phẩm dăm gỗ, nhu cầu thị trường vẫn rất lớn và cần đi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đầu ra từ gỗ rừng trồng. Nguồn nguyên liệu cho dăm có thể đưa vào chế biến để tạo ra các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, như viên nén, các loại ván… Đa dạng hóa sản phẩm đầu ra từ gỗ rừng trồng không những góp phần giảm sự lệ thuộc của ngành dăm vào một loại sản phẩm (dăm), vào một thị trường (Trung Quốc), góp phần giảm rủi ro cho ngành dăm, và góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh về gỗ rừng trồng nguyên liệu, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho các hộ trồng rừng. 

Để ngành dăm đi vào sự ổn định, cuối tháng 10, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ thành lập và ra mắt chi hội dăm trong cả nước nhằm mục tiêu tạo ra mặt bằng giá có sự tương thích đối với thương mại quốc tế, tránh việc tranh mua tranh bán như hiện nay làm cho thị trường dăm chìm nổi bấp bênh dẫn tới tình trạng bị khách hàng chèn ép trong những năm qua.

Đỗ Hương/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay56,758
  • Tháng hiện tại761,871
  • Tổng lượt truy cập90,825,264
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây