Gia đình bà Lê Thị Mỹ Trinh (Sơn Kim 2) đã thuê 18 lao động thu hái trong mùa thu hoạch cao điểm.
Với hơn 1 ha chè công nghiệp, những tháng đầu năm nay, gia đình bà Lê Thị Mỹ Trinh ở thôn Làng Chè - xã Sơn Kim 2 đã thu về hơn 6 tấn chè búp. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến giá cả thu mua khiến bà có đến 4,8 tấn phải bán với mức giá thấp hơn 5.000 đồng/kg so với hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp.
Thất thu gần 25 triệu đồng trong 45 ngày nhưng bà Trinh vẫn vui vẻ chấp nhận và cho rằng đó là trách nhiệm của mỗi hộ trồng chè khi doanh nghiệp khó khăn, chè không xuất khẩu được.
Bà Trinh cũng như nhiều người trồng chè ở Sơn Kim 2 sẵn lòng chia sẻ với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Thực tế cũng cho thấy, nhờ làm tốt công tác thông tin, trao đổi, đối thoại nên giữa người trồng chè ở Hương Sơn với Xí nghiệp chè Tây Sơn và Xí nghiệp chè của Tổng Đội TNXP (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) đã giải quyết ổn thỏa được các vướng mắc phát sinh một cách thấu đáo.
Quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên được san sẻ hài hòa, không bắt bí, cưỡng ép hay lợi dụng nên dù giá giảm nhưng trong những ngày này, trên khắp các đồi chè ở Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và nhiều nơi khác, người làm chè vẫn miệt mài thu hái…
Dù giá cả thấp hơn trước nhưng người trồng chè ở Hương Sơn vẫn hăng say sản xuất. (Trong ảnh: Thu hoạch chè ở xã Sơn Tây)
Chị Nguyễn Thị Liệu - thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 chia sẻ thêm: “Chúng tôi biết rằng, do dịch bệnh Covid-19, chè không xuất khẩu được nên doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, cần phải được san sẻ gánh nặng.
Vì vậy, trong thời điểm này chúng tôi chấp nhận “lấy công làm lãi”, tạm chịu thiệt thòi khi giảm 5.000đ/kg chè búp để đồng hành với doanh nghiệp chế biến, thu mua, duy trì sản xuất và chờ dịch bệnh qua đi, giá tăng trở lại...”
Người dân mang chè búp đến Xí nghiệp chè Tây Sơn nhập sau 1 ngày thu hái.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn cho biết: “Đại dịch Covid-19 hoành trên khắp thế giới nên thị trường chè xuất khẩu cơ bản đóng băng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cần được thông cảm và san sẻ.
Trong đó, đáng lo ngại nhất là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình cất trữ hàng lâu ngày, tiền lãi vay vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh và một ít hàng xuất được thì phải làm thủ quá cảnh, quá cảng lâu, thanh toán chậm nên tăng thêm chi phí…
Tuy nhiên, để đảm bảo chữ “tín” và giúp người dân yên tâm sản xuất, chúng tôi tạm gác lợi nhuận, huy động tối đa nguồn vốn để tiến hành thu mua hết sản phẩm cho nhân dân. Trong đợt cao điểm dịch, đơn vị đã mua được gần 900 tấn”.
Cùng quan điểm đó, ông Hoàng Thế Lộc - Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) cũng cho rằng, xí nghiệp trực thuộc đơn vị ông cũng luôn ưu tiên thu mua sản phẩm cho đội viên và các hộ dân có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Việc thương lượng với bà con nhân dân giảm giá thu mua đầu vào thấp hơn hợp đồng 5.000đ/kg (từ ngày ¼) là bất đắc dĩ. May mắn là đơn vị đã được hầu hết các hộ liên kết đồng tình, chia sẻ.
Theo Tiến Phúc-Hoài Nhơn/baohatinh.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã