Học tập đạo đức HCM

Nhận định và dự báo thị trường một số nông sản chủ lực trong thời gian tới

Thứ năm - 17/09/2020 03:23

Nhận định và dự báo thị trường một số nông sản chủ lực trong thời gian tới

1. Gạo
Theo thông tin dự báo cập nhật mới nhất trong tháng 8/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,7 triệu tấn, giảm khoảng 0,2% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,9 triệu tấn, tăng khoảng 1,4% so với năm 2019.
2. Rau quả

(1) Xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ có nhiều tín hiệu khả quan sau những nỗ lực đàm phán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Mỹ, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) đã tiếp tục cử chuyên gia thực hiện giám sát xử lý hoa quả tươi xuất khẩu sang thị trường này, sau những gián đoạn do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19;

(2) Ngoài thị trường Trung Quốc, xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu khả quan khi nhiều chủng loại quả của Việt Nam được thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như: 20 tấn thanh long ruột đỏ của tỉnh Sơn La được xuất khẩu sang Nhật Bản; 7 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Úc, 10 tấn thanh long ruột đỏ được xuất khẩu sang Nga, …

3. Chè

Giá chè trên thị trường thế giới có khả năng tăng trong thời gian tới do sự suy giảm mạnh về nguồn cung. Theo thống kê từ các nước sản xuất chè cho thấy, sản lượng chè đen toàn cầu trong nửa đầu năm 2020 chỉ đạt 831.490 nghìn tấn, giảm 74.610 tấn (tương đương 8,23%) so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều quốc gia giảm sản lượng chè đen do thời tiết bất lợi, cùng với ảnh hưởng từ việc phong tỏa toàn quốc và đóng cửa các nhà máy để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Mức suy giảm sản lượng mạnh nhất diễn ra ở 2 quốc gia sản xuất chè đen lớn là Ấn Độ và Sri Lanka. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, sản lượng chè đen của Ấn Độ đạt 348.260 tấn, giảm 124.700 tấn (tương đương 26,37%) so với cùng kỳ năm 2019; Sri Lanka đạt 128.640 tấn, giảm 18,52%

4. Thủy sản

(1) Dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp và đang có làn sóng bùng phát lần thứ 2 ở các quốc gia trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý III/2020. Theo các chuyên gia dự báo, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 8,26-8,3 tỉ USD, giảm 3,8% so với năm 2019. Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam đang có những lợi thế cạnh tranh nhất định với các đối thủ như Ấn Độ, Ecuado nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19. Tuy nhiên, để đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,... nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao như các sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp để phù hợp với những thay đổi mới của thị trường;

(2) Lượng nhập khẩu cá ngừ vào Mỹ tháng 6/2020 tăng 21,1% so với tháng 6/2019, nguyên nhân chính là do giá nhập khẩu trung bình cá ngừ vào Mỹ giảm 1,16USD/kg, đạt 5,37 USD/kg. Dự báo nhập khẩu cá ngừ vào Mỹ trong quý III/2020 tăng, do giá nhập khẩu vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, giá cá ngừ nhập khẩu sẽ tăng trong quý IV/2020 khi nhu cầu thế giới tăng cao và lượng cá ngừ cung ứng sẽ không cao như quý III/2020;

(3) Trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Canada sẽ tăng khá do nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Canada tăng. Trong đó, tôm (mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam) sẽ tăng trưởng tốt. Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của Đông Nam Á (trong đó có tôm Việt Nam) trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Trong những tháng đầu năm 2020, Canada cũng là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 do đó mua tôm chế biến sẵn về nhà tiêu dùng cũng khá phổ biến ở Canada.

5. Gỗ và sản phẩm gỗ

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành gỗ Việt Nam đã có những bước chuyển mình để thích ứng và vượt qua thách thức. Nhờ đó, ngành gỗ vẫn duy trì được động lực tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2020. Điển hình trong nỗ lực vượt qua thách thức của ngành gỗ không thể kể đến những sáng kiến về nền tảng thương mại trực tuyến của Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA). Theo đó, HAWA đã ra mắt Nền tảng triển lãm trực tuyến của HAWA (HOPE - HAWA Online Platform for Exhibition) nhằm kết nối các doanh nghiệp trong lĩnh vực gỗ và nội thất Việt Nam với các nhà mua hàng quốc tế. Trên cơ sở nền tảng này, các nhà trưng bày được thể hiện năng lực cạnh tranh thông qua việc giới thiệu các sản phẩm, quy mô sản xuất và cung ứng toàn cầu một cách trực quan, chuyên nghiệp để gia tăng cơ hội bán hàng cho các thị trường quốc tế. Nhà mua hàng có thể yên tâm trải nghiệm, tìm kiếm, và lựa chọn các đơn vị cung cấp tiềm năng dựa trên các thông tin phong phú được xác thực bởi HAWA. Bên cạnh sự sáng tạo và thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh mới, ngành gỗ nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các cơ quan trung ương nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và duy trì động lực tăng trưởng cho ngành. Trong tuần đầu tháng 8, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì buổi họp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng các doanh nghiệp gỗ dán, gỗ ghép thanh để có giải pháp tháo gỡ dứt điểm vướng mắc về vấn đề áp mã HS mặt hàng gỗ ghép thanh thể hiện quyết tâm hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong hai quý cuối năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp tục ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu nhờ sự nỗ lực chuyển đổi của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng hành và hỗ trợ tích cực của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như những tín hiệu phục hồi tích cực tại một số thị trường chính như Mỹ.

Theo Như Quỳnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,875
  • Tổng lượt truy cập90,888,268
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây