Học tập đạo đức HCM

Nóng bỏng xuất khẩu gạo nếp

Thứ tư - 15/04/2020 22:49
Nhiều tỉnh kiến nghị Chính phủ cho xuất khẩu gạo nếp, lúa hạt tròn để cứu nông dân và doanh nghiệp khỏi bị phạt do vi phạm hợp đồng.
An Giang đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các giống lúa Japonica vì các giống này trồng chỉ để xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh.

An Giang đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các giống lúa Japonica vì các giống này trồng chỉ để xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh.

Trồng nếp chỉ để xuất khẩu

Mới đây, bà Võ Thị Ánh Xuân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các giống lúa Japonica (lúa hạt tròn).

Mục đích là để hỗ trợ tiêu thụ đầu ra cho nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương trong điều kiện diễn ra dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, hiện nay tỉnh An Giang có diện tích gieo trồng nếp hàng năm khoảng 115.000 ha, tương đương với 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ và khoảng 10.000 ha lúa Japonica, như: ĐS1, Hana, Kinu, Akita… sản lượng khoảng 75.000 tấn lúa/năm.

Do mục tiêu sản xuất hai loại sản phẩm này chủ yếu là để xuất khẩu. Từ nhiều năm nay, nông dân và doanh nghiệp đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ có hiệu quả.

Nhiều nơi nông dân trồng nếp, lúa Japonica theo hợp đồng với doanh nghiệp, nếu không xuất khẩu được thì không biết tiêu thụ đường nào. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều nơi nông dân trồng nếp, lúa Japonica theo hợp đồng với doanh nghiệp, nếu không xuất khẩu được thì không biết tiêu thụ đường nào. Ảnh: Trung Chánh.

Tương tự, tỉnh Long An cũng có văn bản kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ cho các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo nếp không giới hạn số lượng. 

Hiện Long An có diện tích gieo trồng nếp hàng năm khá lớn, chiếm khoảng 30-32% diện tích lúa toàn tỉnh. Riêng vụ đông xuân 2019-2020, diện tích trồng nếp của tỉnh này là 65.000 ha. 

Trong công văn kiến nghị, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng: “Do thói quen của người dân Việt Nam có nhu cầu về lương thực là gạo mà không có thói quen dùng lúa nếp nhiều.

Vì vậy, UBND tỉnh Long An kiến nghị đến Chính phủ cho xuất khẩu lại mặt hàng nếp không giới hạn số lượng, nhằm để giải quyết lượng tồn kho nếp trong các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp tục thu mua nếp của người dân với giá thu mua tốt hơn”.

Việc tạm dừng xuất khẩu gạo đã khiến dòng chảy thị trường chậm lại, một số nơi nông dân thu hoạch lúa phải chất đống chờ thương lái đến thu mua. Ảnh: Trung Chánh.

Việc tạm dừng xuất khẩu gạo đã khiến dòng chảy thị trường chậm lại, một số nơi nông dân thu hoạch lúa phải chất đống chờ thương lái đến thu mua. Ảnh: Trung Chánh.

Theo thống kê của ngành Công thương tỉnh Long An, các doanh nghiệp xuất khẩu trên đã ký hợp đồng nhưng chưa giao hàng từ đây đến cuối năm 2020 là 204.571 tấn gạo, trong đó thị trường Trung Quốc là 44.303 tấn (chủ yếu là nếp). Hiện nay, riêng lượng nếp các doanh nghiệp đang tồn kho là 55.937 tấn.

Còn tại Kiên Giang, theo điều tra cơ cấu giống lúa vụ đông xuân 2019-2020 của ngành nông nghiệp, diện tích lúa Nhật (ĐS 1) nông dân gieo sạ lên tới gần 46.100 ha (chiếm tỷ lệ gần 16% diện tích toàn tỉnh). Còn giống nếp là 7.346 ha (chiếm 2,53% diện tích). Với diện tích lớn như vậy, sản lượng thu hoạch lên đến cả chục ngàn tấn.

Hầu hết 2 giống này được trồng phổ biến ở các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên như: Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và nông dân làm theo hợp đồng thu mua của doanh nghiệp đến từ các tỉnh lân cận. Thu hoạch đến đâu, nông dân bán tại ruộng, không trữ lại để ăn như các giống lúa khác.

Kiến nghị cho xuất khẩu gạo tiếp

Không chỉ có nếp, lúa hạt tròn mà các tỉnh còn kiến nghị cho xuất khẩu gạo đối với hợp đồng đã ký để giúp giải quyết đầu ra cho nông dân và doanh nghiệp khỏi bị phạt vì vi phạm hợp đồng.

Ngày 15/4, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân gửi Bộ Công Thương đề nghị nghiên cứu, tổng hợp kiến nghị của UBND các tỉnh: Long An, An Giang và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo tháng 4 và đề xuất phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH, ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Thị trường gạo xuất khẩu giật cục, việc tiêu thụ khó khăn, nông dân phải phơi lúa để tạm trữ lại, ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư cho vụ tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Thị trường gạo xuất khẩu giật cục, việc tiêu thụ khó khăn, nông dân phải phơi lúa để tạm trữ lại, ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư cho vụ tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể, trong văn bản kiến nghị của tỉnh An Giang, ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, theo kế hoạch năm 2020 toàn tỉnh xuống giống lúa, nếp là 616.420 ha, sản lượng ước đạt trên 4 triệu tấn.

Trong đó, cân đối nhu cầu để lại làm giống, để ăn trong tỉnh, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu thì còn tồn lại trong dân và doanh nghiệp khoảng gần 541.000 tấn lúa, tương đương 270.479 tấn gạo. Riêng vụ lúa đông xuân 2019 – 2020, diện tính xuống giống đạt 229.420 ha, sản lượng trên 1,68 triệu tấn.

Trong đó quý I/2020, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã xuất khẩu gạo đạt 127.540 tấn, đạt 64,52 triệu USD. Nhu cầu cần phải xuất khẩu trong các tháng tiếp theo trong năm 2020 khoảng 334.536 tấn gạo.

Tạm ngưng xuất khẩu gạo, lúa chất đống trong kho, cả doanh nghiệp, nông dân đều khốn khó. Ảnh: Trung Chánh.

Tạm ngưng xuất khẩu gạo, lúa chất đống trong kho, cả doanh nghiệp, nông dân đều khốn khó. Ảnh: Trung Chánh.

Sau khi có thông tin tạm dừng xuất khẩu gạo, An Giang có 4 công ty đã kê khai 5 tờ khai hải quan xuất khẩu gạo nhưng chưa xuất, với số lượng là 12.757 tấn. Trong đó, hiện nay còn 7 ghe với số lượng khoảng 3.000 tấn gạo đang phải neo đậu tại cảng Mỹ Thới (An Giang).

Nếu tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 4, toàn tỉnh có khoảng 48.475 tấn gạo không thể giao hàng theo hợp đồng đã ký, tương đương trên 23,6 triệu USD của của 16 doanh nghiệp.

Còn trường hợp tiếp tục dừng đến tháng 5 thì sẽ có thêm khoảng 33.800 tấn gạo không xuất được. Như vậy, toàn tỉnh sẽ có khoảng 82.275 tấn gạo không giao hàng được theo hợp đồng đã ký.

Vì vậy, UBND tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp tiếp tục thực hiện việc xuất khẩu gạo, trong đó ưu tiên cho xuất khẩu sớm số lượng gạo đã và đang làm thủ tục khai báo hải quan tồn đọng tại cảng và số lượng gạo đã có hợp đồng đến tháng 5/2020.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 18 doanh nghiệp thu mua lúa gạo xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp này đều có liên kết tiêu thụ sản phẩm với người dân, trực tiếp giải quyết đầu ra lúa gạo cho nông dân. Nếu tạm dừng hoặc hạn chế xuất khẩu gạo thì doanh nghiệp có khả năng bị phạt vi phạm hợp đồng, uy tín giảm sút, mất thị trường, chịu lãi suất ngân hàng phát sinh…

Còn nông dân sản xuất lúa sẽ thiếu vốn để tái đầu tư mùa vụ sau, không an tâm sản xuất do đầu ra không ổn định và giá lúa bấp bênh. Cuộc sống người nông dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Đ.T.CHÁNH/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay24,050
  • Tháng hiện tại1,003,675
  • Tổng lượt truy cập91,067,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây