COVID-19 có khả năng làm trầm trọng thêm các thách thức an ninh lương thực đã có của cộng đồng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), một báo cáo từ PwC tiết lộ.
Để giảm thiểu sự gián đoạn của sản xuất và phân phối thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực, cần có sự hợp tác giữa ngành và chính phủ, báo cáo cho biết.
Nghiên cứu của PwC có tên là “Duy trì khả năng phục hồi thực phẩm trong thời điểm bất ổn định”, và được ủy quyền bởi Food Industry Asia (FIA), hiệp hội khu vực đại diện cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) của châu Á, khuyến nghị rằng thực phẩm và chuỗi cung ứng rộng hơn của nó được thừa nhận là cần thiết. Nó cũng khuyến nghị rằng người lao động trong ngành được bảo vệ để đảm bảo biên giới vẫn mở và sự hỗ trợ tài chính được cung cấp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất.
“Các cuộc thảo luận của chúng tôi với các công ty thực phẩm lớn trên toàn cầu cho rằng hạn chế lao động và gián đoạn nguồn cung cho đầu vào là những thách thức chính mà ngành hiện đang phải đối mặt ở ASEAN", ông Richard Skinner, Trưởng nhóm Chiến lược & Hoạt động của Châu Á Thái Bình Dương, PwC Singapore cho biết. “Phải công nhận rằng các chuỗi cung ứng vẫn mở và hệ thống siêu thị nhìn chung có nguồn hàng dự trữ tốt, cho thấy rằng nhiều biện pháp được chính phủ và các doanh nghiệp áp dụng hiện đang hoạt động tốt".
“Tuy nhiên, khi tình hình phát triển, các bên liên quan sẽ cần phải mở rộng và tăng cường giảm thiểu, để đảm bảo hệ thống thực phẩm của khu vực tiếp tục hoạt động hiệu quả".
Ngành công nghiệp thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối với cả sức khỏe và kinh tế của khu vực, với thị trường không chỉ cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho dân số ASEAN, mà còn thúc đẩy một phần lớn sản lượng kinh tế và việc làm. Theo báo cáo, chuỗi giá trị thực phẩm đóng góp khoảng 500 tỷ đô la sản lượng kinh tế cho khu vực – chiếm khoảng 17% tổng GDP của ASEAN. Ngành công nghiệp này cũng chiếm khoảng 113 triệu việc làm trong ASEAN.
“Trong tình hình hiện nay, nếu các chính phủ trong khu vực đưa ra các chính sách cản trở sản xuất giữa các chuỗi cung ứng cũng như các rào cản thương mại, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trong khu vực, đặc biệt là khi nhìn khắp thế giới và thấy hành vi mua hàng hoảng loạn nhưng không cần thiết của người dân trong tình hình này”, Matt Kovac, Giám đốc điều hành FIA nói thêm.
T.P (dịch theo Newfoodmagazine)/https://www.mard.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã