Học tập đạo đức HCM

Trung Quốc sẵn sàng mua lợn giá cao hơn 30%, Việt Nam muốn nhập khẩu thịt lợn không dễ

Thứ tư - 10/06/2020 10:28
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), việc nhập khẩu thịt lợn không hề dễ dàng do lượng thịt lợn trên thế giới không dồi dào bởi tác động dịch bệnh, việc tìm được các nguồn cung cấp với giá hợp lý gặp khó khăn.

Cụ thể, báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho thấy, năm 2019, nhập khẩu thịt lợn đạt 67.000 tấn (tăng 63% so với năm 2018 khi có chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi).

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam cũng đã nhập khẩu trên 70.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhập khẩu chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Braxin, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Nga. 

Ngoài ra, còn nhập khẩu hơn 7.700 con lợn giống (tăng hơn 300% so với tổng số lợn giống nhập khẩu năm 2019). Có 129 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ các nước vào Việt Nam.

Trung Quốc sẵn sàng mua lợn giá cao hơn 30%, Việt Nam muốn nhập khẩu thịt lợn không dễ - Ảnh 1.

Việt Nam nhập khẩu thịt lợn, lợn giống để đảm bảo nguồn cung thịt lợn và tái đàn hiệu quả.

Dù nhu cầu nhập khẩu thịt lợn tăng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhưng do nguồn lợn của thế giới giảm nên việc nhập khẩu lợn không hề đơn giản.

Ước tính, tổng đàn lợn của cả thế giới vào tháng 01/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm khoảng gần 12% so với năm 2019. Do đó, lượng thịt lợn cũng không dồi dào, việc tìm được các nguồn cung cấp với giá hợp lý gặp khó khăn.

"Thời gian qua có ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhập khẩu hoặc có tham gia nhưng chỉ nhập được với số lượng ít thịt lợn vì vấn đề thị trường cung cầu, lợi nhuận kinh tế" - Bộ NNPTNT cho biết.

Đó là chưa kể, Trung Quốc cũng bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch tả lợn châu Phi nên cần rất nhiều thịt lợn; giá thịt lợn ở nước này hiện rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu thịt lợn với giá cao hơn 20 - 30% so với các doanh nghiệp Việt Nam và họ thường mua với số lượng rất lớn. 

Trung Quốc sẵn sàng mua lợn giá cao hơn 30%, Việt Nam muốn nhập khẩu thịt lợn không dễ - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra việc nhập khẩu thịt lợn tại cảng Hải Phòng.

Ngoài ra, các nước đã ký hợp đồng xuất bán thịt lợn cho các doanh nghiệp Trung Quốc ngay từ đầu năm 2019 (chỉ tính riêng quý I/2020, Trung Quốc đã nhập khoảng 1 triệu tấn thịt lợn từ các quốc gia khác) nên việc ký hợp đồng mới với các doanh nghiệp Việt Nam không đơn giản, nhất là trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt.

Việc thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh khá cao, trong khi thời gian mua hàng từ châu Âu, châu Mỹ chuyển về Việt Nam cần 35-45 ngày tàu đi trên biển nên doanh nghiệp cần có thêm vốn để nhập. Để nhập 200 - 300 tấn thịt lợn/tháng, các doanh nghiệp phải đặt cọc vài chục tỷ đồng cho mỗi lần mua.

Để đảm bảo nguồn cung thịt lợn ra thị trường, thời gian tới, Bộ NNPTNT tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo tổ chức nghiên cứu các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; trong đó có nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Bộ NNPTNT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Đối với các địa phương có dịch tái phát, chỉ đạo Sở NNPTNT thành lập ngay các Đoàn công tác do Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm trưởng đoàn; đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi (chưa qua 30 ngày) để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Công bố đã hết bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi và mặt bằng đất đai để người chăn nuôi, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.

 Rà soát, khẩn trương chi trả kinh phí cho các hộ, cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi để có nguồn lực tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.

Đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng tại địa phương có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn, tăng đàn và mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo của ngành ngân hàng.

Khánh Nguyên/Danviet.vn
https://danviet.vn/trung-quoc-san-sang-mua-lon-gia-cao-hon-30-viet-nam-muon-nhap-khau-thit-lon-khong-de-20200610200004286.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại914,629
  • Tổng lượt truy cập90,978,022
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây