Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu thủy sản: Nhiều mảng màu sáng, tối

Thứ bảy - 23/10/2021 06:50
Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhiều thị trường tăng trưởng khá ấn tượng, trái ngược nhiều thị trường có dấu hiệu "hụt hơi".

Xuất khẩu hải sản đạt 2,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, sau khi giảm 24% trong tháng 8/2021, xuất khẩu hải sản Việt Nam trong tháng 9/2021 tiếp tục giảm 24% so với tháng 9/2020. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất bị đình trệ do giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid từ giữa tháng 7 năm nay, nhà máy chế biến giảm công suất, thiếu nguyên liệu sản xuất, chuỗi cung ứng gián đoạn, đi lại vận chuyển không thông suốt.

Xuất khẩu hải sản của Việt Nam bao gồm các nhóm sản phẩm: cá các loại khác (trừ cá ngừ và cá tra, chiếm 51,1% tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam); cá ngừ (chiếm 22,1%); mực, bạch tuộc (17,3%); cua, ghẹ và giáp xác khác (5,1%); nhuyễn thể hai mảnh vỏ (4,2%) và nhuyễn thể khác (trừ mực bạch tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ chiếm 0,2%).

20211022140002-10photo1632581760723-1632581760793740734240.jpg
Tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 9/2021, giá trị xuất khẩu tất cả các sản phẩm hải sản (trừ nhuyễn thể hai mảnh vỏ) đều giảm từ 8-37% so với tháng 9/2020. Xuất khẩu cá các loại khác giảm mạnh nhất 37%, xuất khẩu cá ngừ và cua ghẹ giảm lần lượt 15% và 18%. Duy nhất xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 37%.

Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng dương những tháng trước đó nên lũy kế 9 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu hải sản vẫn tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm 2020. 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh nhất 39% đạt 99,6 triệu USD, xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc tăng lần lượt 9% và 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm mạnh nhất 36% tuy nhiên sản phẩm này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Xuất khẩu cá khác và cua ghẹ giảm lần lượt 0,6% và 6%.

9 tháng đầu năm nay, top 5 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam gồm Hàn Quốc (41%), CPTPP (24%), Thái Lan (11%), EU (10%), và Trung Quốc (7%). So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc sang thị trường CPTPP và Trung Quốc đều giảm 6%, xuất khẩu sang EU tăng mạnh nhất 30%, XK sang Hàn Quốc và Thái Lan tăng lần lượt 1,2% và 5%.

Với tình trạng dịch Covid chưa thể được kiểm soát hoàn toàn, doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất sau giãn cách từ giữa tháng 9 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về nhân công, nguồn vốn, chi phí tăng, cộng với chi phí phòng chống dịch để sản xuất an toàn, sản xuất và xuất khẩu hải sản của Việt Nam sẽ còn tiếp tục giảm trong tháng 10.

Xuất khẩu cá ngừ giảm ở châu Âu, tăng tại thị trường Trung Quốc

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, xuất khẩu cá ngừ trong tháng 8 giảm 19%.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tác động của từ sự bùng phát đại dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam trong mấy tháng qua đã khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường chính vẫn tiếp tục đồng loạt giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ trong tháng 9 giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, Mỹ đã cho phép các chuỗi dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại, điều này dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mỹ nhất là khi thị trường này đang chuẩn bị bước vào mùa lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, nhập khhẩu cá ngừ chế biến của Mỹ vẫn đang ở mức thấp, và có xu hướng giảm liên tục từ tháng 3 trở lại đây.

20211022141845-10ca-ngu.jpg
Xuất khẩu cá ngừ tăng vọt tại thị trường Trung Quốc

Còn tại EU, xuất khẩu cá ngừ cũng giảm 25% trong tháng 9. Xuất khẩu sang cả 3 thị trường chính trong khối là Italy, Đức và Tây Ban Nha cũng đều sụt giảm trong tháng qua.

Trong đó, xuất khẩu sang Italy tiếp tục giảm sâu so với cùng kỳ. Hiện, tại nhập khẩu cá ngừ của EU đang ở mức thấp, đặc biệt là nhập khẩu cá ngừ đóng hộp. Việc chi phí vận tải đường biển tăng và giá thép tăng cao đang khiến cho nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Mỹ và EU khó có thể tăng trở lại.

Xuất khẩu cá ngừ sang các nước CPTPP cũng giảm sâu hơn trong tháng 9, với giá trị kim ngạch trong tháng này giảm 28% so với cùng kỳ và hiện dừng ở mức gần 6 triệu USD. Xuất khẩu sang 4 thị trường lớn nhất trong khối là Canada, Nhật Bản, Mexico và Chile đều giảm.

Theo các doanh nghiệp, sự sụt giảm này là kết quả nằm trong dự đoán sau khi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại khu vực thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, và rất nhiều nhà máy tại khu vực này đã phải đóng cửa hoặc giảm công suất để thực hiện mô hình "3 tại chỗ".

Trái ngược với sự sụt giảm của cá ngừ xuất khẩu đi các nước châu Âu, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Trung Quốc lại tăng vọt.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 8 tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 286 nghìn USD. Và trong nửa đầu tháng 9, giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng 332% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính luỹ kế 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sanng Trung Quốc đạt 3,6 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ. Từ cuối tháng 5, Trạm Giang - một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất thủy sản lớn bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, cùng với 8 quốc gia châu Á khác từ 20/6 đến 15/7 bởi lý do nhiều thành phố như Quảng Châu, Phật Sơn, Thâm Quyến, Trạm Giang, Maoming… có dấu hiệu nhiễm và lây lan Covid-19.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc đang tăng nhập khẩu thịt/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 và cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, thịt/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 chiếm tới 66% tổng giá trị XK, tiếp đến là cá ngừ đóng hộp chiếm 19%.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, từ nay đến cuối năm sản xuất và xuất khẩu thủy sản phục hồi chậm và tiếp tục khó khăn. Bởi ngành còn bị thiếu nguyên liệu, lao động; chi phí đầu vào, nhân công, vận tải, phòng dịch… đều tăng.

Các tỉnh có ngành thủy sản trọng điểm, tỷ lệ người lao động được tiêm vaccine rất thấp. Trong khi đó, đây lại là điều kiện để mở cửa thị trường, giảm chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp. Do đó, các địa phương cần ưu tiên tăng tỷ lệ phủ vaccine cho người lao động trong chuỗi sản xuất thủy sản.

 Thanh Xuân/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay17,523
  • Tháng hiện tại1,030,910
  • Tổng lượt truy cập91,094,303
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây