Anh Hoàng Sơn cho biết, khi bắt gặp con vật lạ này, anh đã sợ hết hồn, tay chân run lẩy bẩy. Khi bình tâm trở lại anh quan sát thấy con vật toàn thân đen sì...Con vật nửa cá, nửa ếch nhái này đang cố bò sang bên kia đường...
Con vật lạ anh Hoàng Sơn bắt được tối khuya ngày 3/2 vừa qua.
Anh Hoàng Sơn cho biết, sau một hồi suy tính, anh quyết định mang con cá lạ vào nhà. Khi mọi người bật điện sáng lên thì hình thù con cá lạ hiện rõ hơn. "Con quái vật màu nâu đất, có chiếc đầu bẹp hơn cả đầu cá trê, 2 mắt bé ti ti gần như không có, đuôi to và bè theo chiều dọc như đuôi cá cóc. Con vật có 4 chân, 2 chân trước bé hơn 2 chân sau. Toàn thân con vật lạ phủ một lớp nhớt nhầy nhầy. Con vật ước chừng dài gần bằng 3 gang tay người lớn. "Tôi thử đặt lên chiếc cân cân thử thì con vật nặng tới 5,4kg"...
Con vật lạ có 4 chân, 2 mắt bé ti ti gần như không có, đầu bẹp hơn đầu cá trê, có chân như ếch, nhái...
Theo anh Hoàng Sơn, cả nhà anh trước nay chưa từng thấy con vật nào lạ như vậy. Sau một hồi bàn tán, mọi người cho rằng có thể đây là một loài cá, hoặc ếch nhái lạ sống ở trong rừng núi, chẳng may lạc vào ao nhà trong mùa mưa lũ. Đến nay, đang độ đông ken, nước ao cạn dần nên con vật này đang tính bò đi tìm nơi ở mới. Nhận định như vậy nên ngay trong đêm 3/2 vừa qua, anh Hoàng Sơn đã đi xe máy cầm chiếc túi đựng con "quái vật" mang ra tận suối Chăm cách đó khá xa để thả.
Sáng 4/2 anh Hoàng Sơn đưa hình ảnh con "quái vật" bắt được tối 3/2 lên một diễn đàn mạng xã hội thì rất nhiều người quan tâm và nhiều người trong số đó nhận định đây là loài cá cóc Tam Đảo-1 loài cá cóc quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. "Nhiều người gửi nhiều hình cá cóc Tam Đảo để đối chứng, tôi quan sát thì đúng con vật lạ bắt được ngang đường tối hôm 3/2 giống y như hình con cá cóc Tam Đảo. Biết rõ nguồn gốc, tung tích con vật, nhưng thú thật đến giờ tôi vẫn có cảm giác sợ sợ...", anh Hoàng Sơn chi sẻ.
Cá cóc Tam Đảo, tên khoa học Paramesotriton deloustali, còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam. Loài cá cóc này cũng được các nhà khoa học phát hiện ở các suối của dãy Tam Đảo và ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên... Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá. Loài này hiện số lượng còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng. |
Tác giả bài viết: Đông Hoàng
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã