Gia đình vợ chồng nhà Roseturai Pullan, 50 tuổi và vợ là Mani, 45 tuổi, có 10 người và tất cả đều bị bệnh bạch tạng. Nhiều năm qua, họ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và định kiến, nhưng nay họ lại cảm thấy tự hào khi được liệt vào danh sách chờ cấp danh hiệu kỷ lục Guinness cho gia đình có nhiều người bạch tạng nhất.
|
Một bức ảnh chụp 7 trong 10 thành viên "gia đình bạch tạng" nhà ông Roseturai Pullan. Ảnh: The Sun |
Sau khi cưới ông Roseturai, bà Mani sinh được 3 cậu con trai và 3 cô con gái. Cả 6 người đều bị bệnh bạch tạng. Cô con gái 23 tuổi Renu kết hôn cùng một người cũng bị bạch tạng và sinh ra một bé trai. Lẽ tất nhiên, cậu bé này cũng bị bệnh giống bố mẹ.
Vì mắc chứng bệnh lạ này mà cả 10 người trong gia đình ông Roseturai đều có làn da trắng hồng, mái tóc bạch kim và thị lực kém. "Có lần tôi nghe thấy mọi người bảo chúng tôi là người Anh. Họ không tin rằng chúng tôi lúc sinh ra đều là người Ấn Độ. Tất cả những gì chúng tôi biết là chúng tôi không thể rõ mọi thứ và không thể ở lâu dưới ánh nắng mặt trời. Tuy vậy, chúng tôi luôn cố gắng hết sức mình", người cha của gia đình chia sẻ.
Roseturai và Mani kết hôn vào năm 1983 theo sắp xếp của hai gia đình vì họ cho rằng cách tốt nhất cho hai người bạch tạng cưới nhau. "Ở Nam Ấn, mọi người thường nói là nếu bạn kết hôn với một người bạch tạng thì sẽ có nhiều may mắn. Tuy nhiên điều đó lại không đúng với trường hợp của chúng tôi. Cuộc sống của gia đình tôi rất khó khăn vì ở đây ai cũng xem chúng tôi như là người khác loài vậy", ông Roseturai nói.
|
Ảnh chụp đám cưỡi ông Roseturai và vợ Mani năm 1983. Ảnh: The Sun |
Trong khi đó bà Mani thừa nhận rằng lúc có bầu lần hai, bà có đến bệnh viện để phá thai và kiên quyết không sinh thêm con nữa. "Tôi không muốn các con tôi cũng phải chịu đựng như vợ chồng tôi, nhưng khi nhìn thấy tôi bác sĩ tỏ vẻ sợ hãi và bảo tôi về nhà. Từ đó tôi chẳng bao giờ quay lại viện nữa. Tôi có nhiều con, tất cả chúng đều bị căn bệnh này. Nhưng giờ tôi cảm thấy điều đó giống như là một món quà từ thượng đế vậy", bà Mani kể lại.
8 người con cháu trong nhà bà Mani đều theo học tại trường dành cho người khiếm thị và phải dùng kính lúp thì mới có thể đọc được chữ. Cậu con trai cả Vijay tiết lộ: "Tôi sử dụng máy tínhkhá tốt, nhưng khó mà tìm được một công việc trong khi mắt tôi lại kém thế này". Anh nói thêm khi tiết kiệm đủ tiền, anh sẽ tìm một người con gái bị tình trạng tương tự để kết hôn.
Tờ The Sun cho hay hiện gia đình ông bà Roseturai và Mani rất mong chờ đến ngày được ghi tên vào danh sách kỷ lục cho danh hiệu nhà có nhiều người bị bệnh bạch tạng nhất thế giới.
Linh Đan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã