Cáo Bắc cực được chủ trang trại ở Bình Dương lai tạo, thuần dưỡng
Sở hữu những con cáo này là anh Phan Minh Hồng, chủ trang trại nuôi và kinh doanh thú cưng ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngoài nuôi cáo Bắc cực, anh Hồng còn có hàng chục loại vật nuôi “độc, lạ” như gà, chim…
Theo anh Hồng, trang trại của anh có hơn chục con cáo Bắc cực. Những cá thể cáo này được nhân giống từ một cặp cáo bố mẹ được nhập về thông qua một công ty trung gian. Cáo Bắc cực có tên khoa học là Vulpes lagopus, loài cáo này thường được anh và những người nuôi gọi là Hồ Ly.
“Cáo Bắc cực sống ở các khu vực có khí hậu lạnh, âm hàng chục độ C. Tuy nhiên, qua lai tạo nhiều lần và thuần hóa nên những loài này có thể sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam và ăn được các thức ăn khô dạng viên công nghiệp. Cáo cũng không còn hung dữ như sống ngoài hoang dã. Nuôi nó cũng giống như nuôi chó, mèo trong gia đình vậy”, anh Hồng chia sẻ.
Chủ trang trại cho biết, trong công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp thì loài này không nằm trong danh mục thuộc các động vật hoang dã nguy cấp.
“Đã có nhiều người tìm đến trang trại của tôi để tận mắt thấy những con Hồ Ly này. Nhiều người đã sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu để sở hữu nó làm thú nuôi”, anh Hồng nói.
Anh Trần Khang một người đến tham quan cho biết: “Lần đầu tiên tôi nhìn thấy con cáo này ngoài đời. Bộ lông trắng muốt của nó đẹp quá. Từ hồi giờ cứ thấy cáo trong phim ảnh chứ có biết ở Việt Nam mình cũng nuôi được cáo đâu”.
Một cán bộ quản lý chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã khuyến cáo, cáo Bắc cực là loài hoang dã hoặc dù là loài thuần chủng cũng không nên lơ là. Bởi cũng có rất nhiều bài học từ việc nuôi chó Phú Quốc, loài tấn công người rất nguy hiểm.
Loài cáo Bắc cực nổi tiếng nhờ bộ lông trắng toát giúp chúng ngụy trang trên nền tuyết trắng ở vùng đất mà nhiệt độ có thể xuống âm hàng chục độ C.
Anh Hồng cho biết, các chú cáo Bắc cực trên do được nuôi thuần hóa và được lai tạo qua nhiều thế hệ nên ngoài sống ở những nơi có môi trường băng giá thì còn có thể sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
Loài cáo này vốn là thú ăn thịt và xác thối nhưng khi lai tạo về Việt Nam, có có thể ăn được thức ăn dạng viên công nghiệp.
Thỉnh thoảng, chủ trang trại cho cáo ăn chân gà công nghiệp.
Loài cáo này thường được chủ trang trại gọi là Hồ Ly.
Bộ móng rất sắt của con cáo.
Theo anh Hồng, giá trị của con cáo tùy thuộc vào độ dài của phần đuôi. Cáo con có thể bán giá từ 5-7 triệu đồng. Những con cáo lớn hơn bán cho người nuôi với giá vài chục triệu đồng.
Điều trị khi cáo bị bệnh
Mới nhìn vào, nhiều người lầm tưởng đây là một con chó màu trắng.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên lơ là khi nuôi cáo làm vật nuôi trong nhà vì bản tính hoang dã của cáo vẫn còn.
Tác giả bài viết: Đông Thịnh
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố