Học tập đạo đức HCM

Thú vị với những ngôi làng kỳ lạ nhất Việt Nam

Thứ tư - 02/05/2012 11:05
Với óc sáng tạo độc đáo cùng môi trường sống phong phú, Việt Nam có rất nhiều những làng quê đặc biệt, kỳ lạ. Trong số đó phải kể đến làng có nhiều cặp sinh đôi nhất, làng có hình cá chép, làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong...

Làng có nhiều cặp sinh đôi nhất 

Với hàng chục cặp sinh đôi, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi, ấp Hưng Hiệp Nằm, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) là làng nắm giữ kỷ lục có nhiều cặp sinh đôi nhất cả nước.

Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Từ đó, người ta gọi ấp Hưng Hiệp với cái tên “làng sinh đôi”. Đến nay, xã có gần 100 cặp song sinh thì Hưng Hiệp đã chiếm 70 cặp.

Vài năm gần đây, số lượng các cặp song sinh không tăng lên nhưng những câu chuyện đồn đoán, kỳ lạ về hiện tượng này vẫn được người ta lan truyền. Đó là chuyện về những giấc mơ kỳ lạ của các gia đình trước khi họ có những cặp song sinh.

501559530_cd264lang1
Một cặp song sinh ở ấp Hưng Hiệp (Đồng Nai). 

Nhiều người nơi đây kể lại, hầu như những bà mẹ từng sinh đôi đều có một điểm chung là trong thời kỳ mang thai, họ nằm mơ thấy hai đứa trẻ giống nhau đang chơi đùa trong sân nhà. Sau đó, họ hạ sinh những đứa trẻ đúng như trong giấc mơ(?).

Những câu chuyện khác về nguyên nhân có các cặp sinh đôi là do nguồn nước của ấp Hưng Hiệp cũng trở nên bí ẩn khi được mọi người truyền tai nhau. Người ta cho rằng hiện tượng sinh đôi ở ấp và xã là do mạch nước giếng ở đây rất đặc biệt nhất là ở ấp Hưng Hiệp.

Vì thế, khi được dân khắp các vùng biết đến là làng sinh đôi, tin đồn về nguồn nước của ấp Hưng Hiệp có khả năng chữa bệnh hiếm muộn cũng được lan truyền. Rất đông người hiếm muộn từ Tây Nguyên, TP HCM, Long An đến tận Nha Trang về đây xin nước giếng về uống cầu mong có con.

Dù người ta chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng sinh đôi ở ấp Hưng Hiệp và một số ấp khác của xã Hưng Lộc nhưng cuộc sống những người dân làng sinh đôi vẫn bình yên, đầm ấm. Các cặp song sinh lớn lên và có cuộc sống như bao người bình thường khác.

Ngôi làng "hình cá chép" độc nhất

Làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là "Hành Cung Trang" được thành lập vào khoảng năm 1500. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong". Điều đáng khâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạch một không gian sống hết sức khoa học, quy củ: hình cá chép.

95392971_cd264lang2
Làng hình cá chép ở Nam Định.

Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m, được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái - sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng). Theo các bậc cao niên trong làng, có hai giả thiết về việc hình thành lên con sông này.

Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng được tạo thành một cách tự nhiên, những cư dân đến ở chỉ là người khai khẩn, chỉnh trang lại như địa thế ngày nay. Giả thiết thứ hai được nhiều người tán thành hơn, đó là chính những cư dân đầu tiên đã "quy hoạch" ngôi làng và tiến hành đào lên hai con sông theo ý đồ trước đó, nhằm mục đích phù hợp với phong thủy và ngăn giặc cướp.

Điều làm nên sự kì ảo của hai nhánh con sông này chính là việc nó đã tạo hình dáng con cá chép của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đất bên cạnh, khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng "lý ngư", những cây cầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vây trên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nên được gọi là giếng Mắt cá.

Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữa bụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cư trong làng. Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Phần đầu cá được quy định làm nơi họp chợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâm phục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gió bùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.

Ngày nay về cơ bản làng vẫn giữ nguyên hình dạng như hồi sơ khai…

Làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong

Đó là làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Vốn làng có nghề gốm cho nên từ nhiều đời nay, người dân tận dụng những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, hỏng không bán được để xây tường. 

Chính bởi những tiểu sành này rỗng bên trong, lại có những lỗ nhỏ bên ngoài nên được loài ong “tận dụng” làm thành tổ của mình. Vì thế, mỗi bức tường nhà của người dân Thổ Hà có đến vài ba chục đàn ong sinh sống.

1892164663_cd264lang4
Làng gốm Thổ Hà xây nhà bằng tiểu sành và mật ong.

Mặc dù vậy, như một thứ luật bất thành văn, chủ mỗi ngôi nhà có ong trú ngụ không bao giờ được lấy mật bởi có thế khiến chúng bỏ đi hoặc tấn công nguy hiểm. Đã có trường hợp, kẻ chộm vào nhà người dân nơi đây lấy chộm mật và bị ong đuổi cho chối chết.

Làng trai ở vậy... cho gái thèm 

Bộng Dầu (Quảng Nam) nơi vốn nổi tiếng với trái bòn bon từng được mệnh danh là “Nam trân” (trái quý ở phương Nam) hàng chục năm qua còn mang tên là xóm đàn ông độc thân.

Làng có 28 hộ với gần 150 người nhưng đến nay đàn ông trong xóm đa phần đã đến độ tuổi kết hôn mà vẫn chưa lập gia đình. Người ta đến với làng này trước sau chỉ thấy đàn ông không vợ. Không phải vì đàn ông xứ này có vấn đề về sinh lý, bởi những lần tụ lại bên mâm rượu, chủ đề của họ vẫn là phụ nữ, vẫn nói chuyện gái trai như bao người khác. Cũng không phải họ tôn thờ chủ nghiã tự do, không muốn ràng buộc vợ con mà phần nhiều là do hoàn cảnh. Đa số đàn ông ở Bộng Dầu rất nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt phải ở vậy...

586975395_cd234lang1_1
Đàn ông Bộng Dầu trở về quê hương sau tháng ngày bôn ba.

Cái nghèo khiến đàn ông làng Bộng Dầu cũng đã bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc với nhiều nghề để sống nhưng rồi cuối cùng quay trở về cố hương để đi phụ hồ, làm cát sỏi kiếm ngày dăm bảy chục ngàn nuôi thân và nuôi cha mẹ già. Vì thế họ luôn canh cánh một nỗi niềm: lấy vợ rồi sống bằng gì, có lo được cho gia đình không hay lại làm khổ vợ, khổ con.

Giờ đây, ánh điện đã thắp sáng khắp nơi, những phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã có thể đến từng góc nhà của xóm Bộng Dầu, hy vọng một ngày không xa, những người đàn ông Bộng Dầu không còn phải đơn độc.

Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên 

Đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau, sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá. 

Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng với loài sâu muồng phá hại cây cối mùa màng, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp "lấy độc trị độc”: bắt "giặc cây” đem về chế biến thành món ăn.

1655091246_cd264lang3
Loài sâu muồng được ưa chuộng ở Tây Nguyên.

Ban đầu khi mới ăn sâu, không ít người dân sợ bị bệnh tật vào người nhưng sau này ăn nhiều họ lại trở nên nghiện món ăn quái đản này. Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến các cây muồng bắt sâu đem về ăn. Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ.

Sâu được bà con nơi đây chế biến thành nhiều món như: hấp, rán, xào, nướng.

Theo Đất Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm273
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,091
  • Tổng lượt truy cập90,888,484
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây