Ban Tổ chức lựa chọn 155 sản phẩm để vinh danh từ 228 sản phẩm tham gia bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ban Tổ chức cho biết, ở nước ta, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 20-4 hằng năm là ngày “Thương hiệu Việt Nam” nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam.
Chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp lần này nhằm góp phần kích thích sáng tạo của người nông dân, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khẳng định thương hiệu có uy tín để tham gia mở rộng và phát triển thị trường…
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh: Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi. Nhiều loại nông sản và sản phẩm dịch vụ nông nghiệp có thế mạnh, truyền thống không được phổ biến rộng rãi, đã và đang bị sản phẩm ngoại nhập lấn át.
Ông Nguyễn Quốc Cường cho rằng, thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân rất quan trọng là chúng ta thiếu một chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá cho các loại nông sản, các sản phẩm phục vụ nông nghiệp của Việt Nam.
Lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam nêu rõ: Chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu để tiếp tục khẳng định thành tựu của nông nghiệp, đề cao vai trò, vị thế của người nông dân trong sản xuất, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Toàn cảnh các đại biểu vinh dự nhận giải thưởng tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013.
Qua chương trình năm nay, bà con nông dân có dịp quảng bá, tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất. Đây là cơ hội tốt để nông dân, các tổ chức, cá nhân, địa phương, các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng nhanh, hiệu quả.
Ban Tổ chức cho biết, đã tiến hành phân chia đối tượng bình chọn làm ba nhóm: Nhóm sản phẩm nông nghiệp, nhóm sản phẩm chế biến và nhóm sản phẩm phục vụ nông nghiệp.
Sản phẩm tham gia bình chọn phải bảo đảm các tiêu chí: chiếm tỷ lệ thị phần lớn trong nước và xuất khẩu; chất lượng sản phẩm cao; giá có tính cạnh tranh; sản phẩm mới, có mẫu mã, bao bì đẹp.
Bên cạnh đó, sản phẩm phải đạt điều kiện thân thiện môi trường, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm; độc đáo, mang tính phát triển bền vững; sản phẩm đạt các chứng nhận, giải thưởng quốc gia; có tính xã hội cao; kênh phân phối, hậu mãi tốt.
Những sản phẩm được tôn vinh ba năm liên tục sẽ được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề nghị Chính phủ tặng Bằng khen.
Một số sản phẩm của bà con nông dân được tôn vinh: - Nước mắm Quyền (Hải Phòng) - Tương bần Triệu Sơn (Hưng Yên) - Chè viên, miến dong (Lai Châu) - Hoa hồi, chè Ô Long (Lạng Sơn) - Tương Nam Đàn (Nghệ An) - Bánh tráng Trảng Bàng (Tây Ninh) - Chè xanh, chè đen Sông Lô (Tuyên Quang) - Rượu vang Đà Lạt, trà Atiso (Lâm Đồng) - Tảo Spirumina, nước mắm Phan Thiết (Bình Thuận) - Chè Tuyết san cổ thụ Tủa Chùa (Điện Biên) - Chè San tuyết Phìn Hồ, mật ong bạc hà (Hà Giang)... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã