Để ứng phó với tình trạng này, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp mà một trong số đó là đề nghị Quốc hội cho chủ trương rà soát quy hoạch giảm diện tích trồng lúa ở những vùng thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất với Quốc hội xem xét, bố trí 45.262 tỷ đồng để đầu tư cho các công trình thủy lợi trọng điểm phòng, chống hạn hán, kiểm soát mặn chưa có nguồn vốn ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, các công trình cần đầu tư trước mắt, có thể hoàn thành trong năm 2016, phát huy hiệu quả chống hạn, xâm nhập mặn năm 2016 - 2017 là 3.773 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan này đã đề nghị Quốc hội bố trí 51.845 tỷ đồng (trong đó khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL là 32.399 tỷ đồng) kế hoạch đầu tư trung hạn bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 để thực hiện các các dự án quy mô lớn, hệ thống thủy lợi lớn liên tỉnh phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và lâu dài cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó, hạn chế thiệt hại, hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, cũng như trong việc bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội
Thanh Xuân
theo Báo Đấu Thầu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã