Vượt khó khăn dẫn đầu cả nước
Chia vui với chúng tôi về thành công vượt bậc của Hà Nội trong xây dựng NTM 3 năm qua, ông Lê Thiết Cương – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay, những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân và các hộ nông dân nên Chương trình xây dựng NTM thực sự đi vào cuộc sống.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội khiêm tốn nhận định, Hà Nội bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Ngoài 50 xã đạt chuẩn NTM vừa được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng với 135 xã khác trên toàn quốc, hiện Hà Nội có 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí; 50 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội khu vực nông thôn không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 212,4 triệu đồng/ha, tăng 81,4 triệu đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 27,6 triệu đồng/người/năm, tăng 10,9 triệu đồng so với năm 2010. Tỉ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 3,8%...
Nhìn những thành quả to lớn mà Hà Nội đã đạt được trong xây dựng NTM ấy, ít ai ngờ, Hà Nội lại đi lên từ những khó khăn chất chồng. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là Hà Nội có địa bàn rộng lớn với 401 xã, trong đó có tới 43 xã vùng đồi gò và 14 xã miền núi, sự phát triển không đồng đều giữa các xã là một trở ngại không hề nhỏ. Khó khăn tiếp theo liên quan đến đặc thù của một thành phố lớn, của Thủ đô là một số xã nằm hoàn toàn hoặc có một phần diện tích trong quy hoạch phát triển đô thị.
Thành công cả trong khâu khó khăn nhất
Không còn cảnh ruộng nương manh mún, nhỏ lẻ, có hộ có tới 40 thửa ruộng như ở Sóc Sơn nữa, sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM với nhiều nỗ lực không mệt mỏi, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được hơn 96%, đạt 73.337,59/76.365,07 ha. Trước đó, sau nhiều lần DĐĐT không thành công, chỉ trong 3 năm xây dựng NTM, Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khó khăn này. Có được thành quả này bởi Hà Nội xác định rõ ràng ngay từ đầu, DĐĐT tuy không phải là một tiêu chí trong xây dựng NTM nhưng với tình trạng ruộng đất manh mún như ở nông thôn Hà Nội, bình quân 7-15 ô, thửa/hộ thậm chí có nơi 27-39 ô, thửa/hộ thì bước vào xây dựng NTM là rất khó khăn. Theo đó, Hà Nội đã xác định DĐĐT là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Sản xuất rau an toàn tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
Nhờ DĐĐT thành công, nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tích tụ ruộng đất hiệu quả cao đã và đang liên tục ra đời ở Hà Nội như: Mô hình sản xuất hoa, rau an toàn, chăn nuôi xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản... Cũng nhờ DĐĐT, công tác cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, hỗ trợ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập của người nông dân và góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
Không chỉ giúp hình thành các cánh đồng mẫu lớn để sản xuất hàng hóa tập trung, tăng cười cơ giới hóa trong nông nghiệp... DĐĐT ở Hà Nội còn giúp Hà Nội có thêm quỹ đất lên tới 1.404ha đất dôi dư, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có quỹ đất xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái - Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố Hà Nội đánh giá rất cao về lợi ích này bởi, để có được 1.404ha đất này, bình thường thành phố sẽ phải chi khoảng 14.000 tỉ đồng mới có thể thu hồi được, thậm chí còn rất gian nan.
Trong 50 xã NTM của Hà Nội được nhận bằng khen của Chính phủ, đợt sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM này, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức được Trung ương khen thưởng Xã đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu và 1 cá nhân được khen thưởng là ông Phùng Mạnh Thực ở thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã