Học tập đạo đức HCM

4 năm triển khai Chương trình 02 ở Hà Nội: Đạt mục đích, vượt kế hoạch

Thứ năm - 08/01/2015 22:30
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Nội đã đạt được những kết quả nổi bật vừa làm vừa rút kinh nghiệm, các xã đã có những bước đi, cách làm sáng tạo đạt được những kết quả tích cực, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Đến nay, đã có 110 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM; 65 xã đạt 14-18 tiêu chí… Toàn thành phố chỉ còn 6 xã mới đạt 5-9 tiêu chí.
Đột phá trong dồn điền đổi thửa

Có thể nói đây chính là kết quả nổi bật nhất trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Từ chỗ sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, giá trị sản xuất nông nghiệp không cao, nhiều hộ dân có tâm lý chán ruộng, bỏ bê sản xuất, chỉ trong 2 năm, toàn thành phố đã dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được 74.900/76.360ha, đạt 98% kế hoạch. Một số huyện dồn đổi được diện tích lớn là: Sóc Sơn (hơn 10.300ha), Chương Mỹ (hơn 10.200ha), Phú Xuyên (hơn 8.900ha), Mỹ Đức (hơn 7.500ha)... Cũng nhờ DĐĐT, toàn thành phố dôi dư được hơn 1.477ha đất, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi...
 
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Thái Hiền
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Thái Hiền

Có thửa lớn, lại thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời nên các địa phương đã đẩy nhanh cứng hóa giao thông, thủy lợi nội đồng; tăng cường đưa cơ giới hóa vào sản xuất; xây dựng các mô hình cây con mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất... Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Hà Nội đã bước đầu hình thành và mở rộng được các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa, vùng rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng chăn nuôi xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản... Các hình thức hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã đạt 231 triệu đồng/ha/năm, hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu của năm 2015.

Xây dựng NTM với cách làm sáng tạo

Có thể nói, việc lựa chọn các xã điểm xây dựng NTM ở Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn. Ngoài xã Thụy Hương (Chương Mỹ) là xã điểm xây dựng NTM của trung ương, thành phố đã chọn 3 xã Mai Đình (Sóc Sơn), Đại Áng (Thanh Trì) và Song Phượng (Đan Phượng) để làm điểm của thành phố; đồng thời, chỉ đạo mỗi huyện, thị xã chọn 1 xã để đầu tư xây dựng điểm NTM của địa phương. Từ đây, đã xuất hiện những mô hình thực tế trong công tác chỉ đạo, điều hành để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Bên cạnh việc chọn xã làm điểm; công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm NTM cũng được triển khai đồng bộ. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ từ thành phố đến cơ sở, nhất là cán bộ xã, thôn được nâng lên rõ rệt về cả trình độ lý luận và thực tiễn. Nhân dân tin tưởng vào đường lối, lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Người dân đã nhận thức sâu sắc về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình và trách nhiệm làm chủ của mình trong xây dựng NTM; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Trong xây dựng NTM, để hoàn thành các tiêu chí hạ tầng cần nguồn kinh phí đầu tư rất lớn. Theo đề án xây dựng NTM khi phê duyệt, bình quân mỗi xã cần khoảng 200-250 tỷ đồng. Để bố trí kinh phí cho các xã xây dựng NTM, đạt chuẩn về đích đúng hẹn quả là bài toán khó. Tháo gỡ khó khăn về nguồn lực, Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện Chương trình 02- CTr/TU một cách bài bản, căn cơ, có sự sắp xếp đầu tư theo thứ tự ưu tiên và "liệu cơm gắp mắm". Những công trình thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng được ưu tiên đầu tư trước. Những công trình xây dựng cơ bản như trường học, trụ sở nhà văn hóa, trụ sở làm việc của các xã... tuy xuống cấp nhưng nếu còn bảo đảm điều kiện tối thiểu thì sửa chữa, nâng cấp để đạt chuẩn, tiết kiệm tối đa kinh phí. Trong khi nguồn vốn đầu tư của thành phố có những thời điểm bị chậm, hầu hết các huyện, thị xã và các xã đã chủ động bố trí nguồn vốn và huy động các nguồn vốn xã hội hóa khác của doanh nghiệp, hộ gia đình tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thường Tín, Sóc Sơn... là những ví dụ điển hình trong việc linh động, tạo nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để có vốn xây dựng NTM.

Người dân đã chủ động trong xây dựng NTM

4 năm triển khai Chương trình 02, tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố đã đạt trên 21,1 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ chương trình chỉ gần 6.200 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 1/3 tổng nguồn vốn. Số vốn còn lại được huy động thông qua các nguồn vốn lồng ghép của chương trình mục tiêu quốc gia khác, vốn doanh nghiệp, vốn xã hội hóa, đặc biệt là nguồn vốn do nhân dân đóng góp. Toàn thành phố đã có hàng chục nghìn hộ gia đình tham gia hiến đất, góp ngày công, góp hiện vật và kinh phí cho phong trào xây dựng NTM. Nhờ vậy, đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trụ sở; 95% đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa; 67% hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu; 98% thôn, xóm có tổ chức thu gom rác thải. Nhà văn hóa, sân vận động, trung tâm thể thao từ cấp thôn, xã đến cấp huyện ở nhiều nơi được đầu tư xây dựng khang trang… 

Cũng nhờ có cơ sở hạ tầng khang trang, người dân đã có điều kiện hơn để phát triển kinh tế. Đến nay, số hộ nghèo ở khu vực nông thôn đã giảm từ 172.850 hộ (năm 2011) xuống còn 28.528 hộ (năm 2014). Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 14 triệu đồng (năm 2011) lên 28,6 triệu đồng (năm 2014). Nông thôn đã khoác lên mình tấm áo mới khi không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt.
Theo hanoimoi.com.vn
 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay68,807
  • Tháng hiện tại865,505
  • Tổng lượt truy cập90,928,898
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây