Học tập đạo đức HCM

4 tỉnh ở miền Bắc có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là những tỉnh nào?

Chủ nhật - 20/12/2020 23:03
Tại hội nghị đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 các tỉnh khu vực phía Bắc được tổ chức tại Thái Nguyên vừa qua thì miền Bắc có tới 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn.

4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn.

Trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.

Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 vừa phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 các tỉnh khu vực phía Bắc.

Hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP

Theo báo cáo kết quả Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, tính đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm. Đã có trên 2.160 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên.

Chương trình OCOP miền Bắc: Nâng tầm sản vật, nâng cao thu nhập - Ảnh 1.

Sản phẩm OCOP khăn lụa tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được nhiều người ưa thích. Ảnh: Ngọc Mai

Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi ích và điều kiện địa phương; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP…

Đối với khu vực miền Bắc đã có 22/25 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá cao, phân hạng là 1.209 sản phẩm, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn. Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của từng địa phương.

Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.

Với hơn 300 sản phẩm được "gắn sao" OCOP, Hà Nội là 1 trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết: Riêng năm 2020, thành phố phấn đấu đánh giá, phân hạng khoảng 700 sản phẩm OCOP, đây là sự cố gắng nỗ lực lớn để đạt mục tiêu đề ra đến hết năm 2020, thành phố đánh giá, phân hạng 1.000 sản phẩm.

Đến nay, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm TP.Hà Nội đã tiến hành đánh giá lần 1 đối với 12 quận, huyện, thị xã với 358 sản phẩm OCOP đủ điều kiện từ 3 sao trở lên. Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020, thành phố có thêm ít nhất khoảng 700 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, đạt mục tiêu theo Quyết định số 3629 ngày 8/7/2019 của UBND thành phố là có 1.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng.

Theo ông Chí, điểm sáng tạo nổi bật của Hà Nội là trong 2 năm qua (2019-2020), ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP. "Thông qua các chương trình trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương, Hà Nội không chỉ tôn vinh các chủ thể có sản phẩm được thành phố công nhận, cấp sao sản phẩm, mà còn hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường, sản xuất theo đúng nhu cầu thị trường" - ông Chí thông tin.

Nâng thu nhập người dân

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm OCOP như: Các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi phía Bắc... Từng bước hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, đặc biệt là sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ các chủ thể là các HTX ở nhiều vùng núi phía Bắc chiếm tỷ lệ cao, với 41% chủ thể là HTX OCOP của cả nước.

Bắc Kạn là một trong những địa phương ở miền núi phía Bắc thực hiện tốt Chương trình OCOP với hàng trăm tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất hưởng ứng tham gia. Đặc biệt quá trình triển khai OCOP, đã có nhiều HTX kiểu mới ra đời, nhiều cơ sở sản xuất, tổ sản xuất được hình thành, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước, mà còn được đưa ra thị trường nước ngoài và được đón nhận.

Có thể kể đến những HTX, cơ sơ sản xuất tiêu biểu, có tiếng ở Bắc Kạn như: HTX miến dong Tài Hoan (xuất khẩu sản phẩm miến dong sang châu Âu), HTX nghệ Tân Thành (xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản), cơ sở sản xuất chân giò hầm tại huyện Chợ Đồn (mỗi tháng xuất bán khoảng 1.000 chiếc chân giò hầm ra thị trường)…

Giám đốc HTX miến dong Tài Hoan Nguyễn Thị Hoan cho biết, vào thời điểm năm 2018, HTX tham gia Chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm 4 sao. Năm 2020 đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia - tiềm năng đặt 5 sao. Vừa qua, sản phẩm miến dong của HTX đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc với số lượng ban đầu khoảng 5,3 tấn.

Sản lượng tiêu thụ miến dong Tài Hoan ngày càng tăng, từ năm 2018 - 2019 tăng từ 100 tấn lên 200 tấn. Từ nguồn khách hàng, thị trường ổn định, HTX đã chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ dong riềng cho các hộ dân các xã trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tiêu thụ thuận lợi và góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Theo Ngọc Mai/danviet.vn
https://danviet.vn/4-tinh-o-mien-bac-co-so-luong-san-pham-ocop-cao-nhat-ca-nuoc-la-nhung-tinh-nao-20201220214118275.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,024,742
  • Tổng lượt truy cập91,088,135
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây