Học tập đạo đức HCM

An Giang phấn đấu cuối năm 2017 có 32 xã đạt chuẩn

Thứ tư - 26/04/2017 21:15
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), có hai đơn vị cấp huyện có 100% số xã đạt NTM (TP Châu Đốc và Long Xuyên).

Như vậy, phấn đấu trong năm nay, An Giang có thêm 11 xã đạt chuẩn nữa, nâng lên 32 xã đạt chuẩn NTM . Để cuối năm 2020 có 61 xã đạt chuẩn NTM và huyện Thoại Sơn đạt chuẩn "huyện NTM".

13-02-47_xy-cu-be-tong
An Giang ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông nông thôn

Năm 2011, toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt 10 tiêu chí, có 36 xã đạt từ 6 – 9 tiêu chí và 81 xã đạt từ 5 tiêu chí trở xuống. Bình quân đạt 4,8 tiêu chí/xã so năm 2010. Đến nay, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí, có 21/119 xã đạt 19 tiêu chí và được công nhận xã NTM.

Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn năm 2011 đạt 16,6 triệu đồng thì nay tăng lên trên 33 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 10,5% giảm còn 1,5%. Tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 70%, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh trên 95%...

Có trên 98% tỷ lệ km đường trục chính đạt chuẩn; trên 75% kênh mương nội đồng kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh... Từ đó, người dân có điều kiện chủ động tham gia, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của để cùng chung tay xây dựng NTM. 

Theo UBND tỉnh, năm 2017 An Giang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đến cuối năm nay có 32 xã đạt chuẩn. Tập trung chỉ đạo xã điểm và chỉ đạo xây dựng NTM trên diện rộng. Tăng cường hơn nữa công tác vận động tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, làm rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM, quyền lợi và vai trò của người dân để tranh thủ sự đồng tình của toàn dân tham gia.

Đồng thời tăng cường công tác mời gọi đầu tư các doanh nghiệp về nông thôn; chủ động tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà mạnh thường quân và nhân dân tham gia xây dựng NTM. Ưu tiên việc phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu...

Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, tổng nguồn vốn huy động sau 5 năm của tỉnh đạt khoảng gần 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp hơn 596 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp trên 163.365 ngày công lao động để xây dựng cầu, làm đường giao thông nông thôn, cất nhà tình nghĩa…, hiến trên 767.566 m2 đất ở, đất sản xuất phục vụ xây dựng NTM.

HƯƠNG HUỆ/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay36,747
  • Tháng hiện tại229,840
  • Tổng lượt truy cập92,607,504
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây