Nhà máy nước sạch tại xã An Thịnh.
Ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch UBND xã An Thịnh, cho biết: Chúng tôi xác định nông nghiệp là hướng đi chủ đạo, là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Vì thế, những năm qua, ngoài việc tìm những cây - con có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, địa phương còn chú trọng đến việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Từ khi triển khai Chương trình XDNTM, An Thịnh đặc biệt quan tâm đến công tác chỉnh trang, quy hoạch đồng ruộng.
An Thịnh xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung trọng tâm, cốt lõi trong XDNTM. Bởi vậy, trong quá trình triển khai, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng, cấp ủy, chính quyền xã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với XDNTM. Trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao như: lợn, bò và quan tâm phát triển các sản phẩm tiềm năng như: lạc, rau, củ, quả, gà, vịt an toàn. Trong 5 năm qua, trên địa bàn xã đã xuất hiện một số mô hình sản xuất kinh doanh cho thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên.
Khi bắt tay XDNTM, người dân và một số cán bộ xã còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước để xây dựng hạ tầng. Nắm bắt được thực tế này, cấp ủy, chính quyền xã An Thịnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông qua các hội nghị, tọa đàm, các cuộc sinh hoạt chi bộ thôn và các ngành, đoàn thể về ý nghĩa, nội dung của Chương trình XDNTM… Từ đó làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy của cán bộ, đảng viên và người dân về XDNTM.
Xác định XDNTM là một đòi hỏi khách quan và tất yếu, công cuộc XDNTM sớm hoàn thành, đời sống nhân dân trong xã sẽ sớm được cải thiện. Vì vậy, An Thịnh chủ động phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tận dụng mọi nguồn lực và sự hỗ trợ của cấp trên để xây dựng kế hoạch, lộ trình từng bước hoàn thành các tiêu chí XDNTM.
Năm năm qua, xã đã ưu tiên lồng ghép các chương trình với tổng số vốn huy động gần 75 tỷ đồng để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm bùn lầy, nhỏ hẹp, nhà văn hóa thôn, trạm y tế, trụ sở làm việc xuống cấp,... đã được đầu tư, cải tạo, mở rộng, xây mới theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến nay, đã cứng hóa 5,88 km đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm; hơn 34,83km kênh mương; xây mới 6 nhà văn hóa thôn, 1 trụ sở làm việc; các công trình trường học, trạm y tế đạt chuẩn; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sạch...
Tuy vậy, hiện An Thịnh mới đạt 14/19 tiêu chí, thu nhập bình quân 25,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,77%; 5 tiêu chí còn lại (thủy lợi, trường học, chợ nông thôn, thu nhập, hộ nghèo) rất khó hoàn thành bởi An Thịnh là xã có điểm xuất phát thấp, các tiêu chí liên quan đến kết cầu hạ tầng chưa đảm bảo, nhu cầu nguồn lực đầu tư khá lớn, trong khi việc phân bổ nguồn vốn ngân sách hàng năm từ cấp trên hạn chế. Chính vì vậy, để An Thịnh cũng như các địa phương khác đẩy nhanh tiến độ hoàn thành những tiêu chí còn lại, rất mong Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh, huyện Lương Tài quan tâm, hỗ trợ hơn nữa để đầu tư kinh phí theo lộ trình đã đặt ra, đó là cơ sở quan trọng để An Thịnh phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2018.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã