Học tập đạo đức HCM

Bất ngờ Việt Thành

Thứ năm - 21/05/2015 20:44
Việt Thành, xã thuần nông nằm ở phía bắc huyện Trấn Yên (Yên Bái), hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên...
Việt Thành là xã thuần nông nằm ở phía bắc huyện Trấn Yên, không nằm trong xã chỉ đạo điểm xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái. Nhưng Việt Thành hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sự năng động của chính quyền và người dân nơi đây...
Cách đây mấy năm tôi có vào thôn Lan Đình xem trạm bơm nước sông Hồng phục vụ mấy chục ha ruộng hai vụ đã xuống cấp nặng nề. Con đường sau trận mưa lầy lội khiến tôi phải xuống xe máy dắt bộ mấy quãng, đất đỏ dính như kẹo kéo nghĩ lại mà khiếp.
Cuối năm 2014, tôi dự hội nghị đầu bờ về giống ngô nếp MAX-68 do Cty CP Giống cây trồng Miền Nam trình diễn tại thôn 6, bà Lê Thị Lụa, Chủ tịch UBND xã Việt Thành, hào hứng cho tôi hay về phong trào xây dựng NTM ở đây như một sự lột xác đã làm thay đổi diện mạo của xã miền thượng du.
Quả thật, tôi không thể tin nổi một xã chỉ mấy năm nhờ phép “thần thông biến hoá” nào để hoàn thành xã NTM, nên bất ngờ tới Việt Thành mà không hẹn trước. Bà Lụa bảo tôi: Nếu ngồi ở trụ sở mà nói về việc xây dựng NTM của Việt Thành thì chắc nhà báo không tin và khó hình dung ra nổi, tốt nhất là mời anh đi thực tế, chỉ thực tế mới là câu trả lời tốt nhất...

 
16-37-44_2
Cho tằm ăn

Việt Thành từ lâu đã hình thành hai khu, khu ngoài bao gồm trụ sở, trường học, trạm y tế và chợ. Khu phát triển kinh tế nằm ở Lan Đình giáp bờ sông Hồng. Nắng tháng 5 chói chang, con đường vào Lan Đình được đổ bê tông phẳng lì, không giống con đường đất lầy lội cách đây mấy năm tôi phải vật vã mới qua được.
Cánh đồng hai bên đường lúa đã ngả màu vàng rực, chỉ vài ngày nữa là vào vụ gặt, nối tiếp màu vàng của lúa là tít tắp những ruộng dâu xanh ngằn ngặt chạy tít tận bờ sông Hồng. Hiện lên sau những rặng cây là những ngôi nhà hai tầng được xây dựng theo modem mới nhất ở các thành phố nom như những biệt thự của các đại gia nằm ẩn mình dưới màu xanh mướt mải của cây trái.
Trước cổng nhà bà Đinh Thị Thuyết thôn 9 dựng rất nhiều xe máy, tôi tò mò ngó vào thì thấy bên trong mấy chị phụ nữ đang phân loại kén tằm để bán cho các thương lái, mọi người đang nói chuyện rôm rả lắm nên mới dừng xe vào nhà.

 
16-37-44_3
Bà Đinh Thị Thuyết phân loại kén bán cho thương lái

Bà Thuyết quá bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của ông nhà báo không mời mà đến, nên cứ ấp úng trước những câu hỏi của tôi: Nhà em trồng chừng mẫu sáu dâu thôi, mỗi năm bán hơn một tấn kén tằm gì đấy không nhiều đâu bác ạ. Giá kén tháng 5 chỉ 85-90 ngàn đồng một cân, chả bù cho vụ xuân năm ngoái, giá kén được 140 ngàn đồng đấy...
Hỏi ra mới hay, thôn 9 có 57 hộ, chỉ trừ 3 hộ là những người già yếu nên không trồng dâu nuôi tằm, còn lại 54 hộ thì nhà ai cũng trồng dâu nuôi tằm, nhà ít thì vài sào, nhà nhiều gần hai mẫu. Không một mảnh đất nào bỏ hoang, cả một vệt soi bãi dọc dài bên bờ sông Hồng xanh ngắt màu dâu.
Ông Trần Văn Việt là hàng xóm của bà Thuyết vừa đi làm đồng về quần còn xắn móng lợn thấy chủ tịch xã dẫn người lạ vào thôn nên ghé qua. Ông cười chỉ bà Lụa bảo: Dân chúng tôi làm ăn khá lên là nhờ bà chủ tịch này đấy. Anh đi từ ngoài trụ sở vào đây toàn đường bê tông, ngõ xóm nào ở đây cũng bê tông không còn lầy lội như ngày xưa nữa...
Ông chẳng ngần ngại khoe luôn: Nhà tôi trồng 1,1 mẫu dâu, mỗi năm thu chừng một tấn kén, giá như hiện nay bỏ rẻ cũng được 90 triệu đồng. Nhờ trồng dâu nuôi tằm mà vợ chồng tôi nuôi được hai con ăn học, thằng anh vừa tốt nghiệp bác sĩ mới lên Sa Pa công tác, con em đang học Trường cao đẳng Sư phạm Yên Bái sắp ra trường, còn nhà thì mới xây bên kia. So với nhiều nhà ở đây thì chưa là gì, cũng thuộc diện thoát nghèo thôi anh ạ...

 
16-37-44_4
Ngôi nhà của “đại gia” nuôi tằm Trần Mạnh Tiến

Nghề trồng dâu nuôi tằm chính là chiếc đầu tầu kéo xã Việt Thành vượt lên chính mình, nếu chỉ loanh quanh với cây lúa, cây ngô thì Việt Thành không biết đến bao giờ mới thoát nghèo. Toàn xã có 839 hộ, giờ chỉ còn 31 hộ nghèo. Hết năm 2014 thu nhập bình quân đầu người là 22 triệu, gấp 3 lần trước năm 2010. Cuối tháng 5/2015, Việt Thành sẽ hoàn thành tất cả 19 chỉ tiêu. Chúng tôi đang đợi các ban ngành của tỉnh và huyện đánh giá và xác nhận các chỉ tiêu trước khi công nhận Việt Thành đạt NTM... (bà Lê Thị Lụa)
Theo lời ông Việt, thôn 9 nhiều gia đình thoát nghèo nhờ trồng dâu nuôi tằm, con đường vào thôn và các ngõ xóm đều do người dân bỏ tiền ra xây dựng.
Tất cả đều nhờ cây dâu và con tằm, trong túi rủng rỉnh đồng tiền, không lo kiếm ăn thì mới bỏ ra làm đường được.
Bởi thế mấy năm xã phát động phong trào xây dựng NTM mọi người đều hào hứng thực hiện.
Anh ông Việt là Trần Mạnh Tiến là một trong số những người đầu tiên tham gia trồng dâu nuôi tằm của xã Việt Thành, ngoài trồng dâu ông kiêm luôn việc thu mua kén các hộ trong và ngoài thôn, bây giờ thuộc hàng có “máu mặt” ở đây.
Ông Việt lắc đầu: Chẳng biết bác ấy có bao nhiêu tiền đâu, nói chung là rất nhiều, mua bán mà không có tiền thì làm sao được? Anh ấy bảo tôi: Mày cần bao nhiêu thì đến tao cho vay, nhưng mà tôi cũng chưa phải vay bác ấy...
Việt Thành bắt đầu nghề trồng dâu nuôi tằm từ năm 2000, khi đó chỉ một số hộ làm, đến nay cả xã đã có gần 60 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm trên 100 tấn, tính ra chỉ riêng tiền kén đã thu về chừng 13 tỷ đồng. Đấy là số tiền không nhỏ của một xã chỉ có 3.000 nhân khẩu.
Tôi ghi vội mấy con số về phát triển kinh tế của xã Việt Thành. Ruộng có 126 ha, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha, ngô đông trên đất hai lúa 70 ha, 12 thôn đều có nhà văn hoá, 4 năm xây dựng NTM đã bê tông được 12 km đường liên thôn, 15 km đường ngõ xóm, đường nội đồng 2,5 km, tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 3%.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm472
  • Hôm nay35,083
  • Tháng hiện tại740,196
  • Tổng lượt truy cập90,803,589
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây