Học tập đạo đức HCM

Bền vững... cái tôm cái tép

Thứ ba - 10/03/2015 20:45
Trước những thách thức trong nuôi tôm hiện nay (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…) do phát triển diện tích thâm canh và bán thâm canh thì việc nuôi tôm quảng canh (QC): tôm - lúa, tôm - rừng… được xem là mô hình nuôi cho hiệu quả ổn định, bền vững.

Theo các hộ nuôi tôm, chi phí đầu tư cho nuôi tôm QC khoảng 7 triệu đồng/ha, luân canh tôm - lúa 11 triệu đồng/ha. Năng suất trung bình đối với hình thức nuôi tôm QC tôm - lúa đạt khoảng 300 - 400 kg tôm thương phẩm/ha, năng suất lúa trung bình 3,7 tấn/ha. Thu nhập từ mô hình này gấp 2 - 3 lần nếu chỉ trồng lúa mà "khỏe mọi nhẽ". Tại các mô hình nuôi QC cải tiến trên các vuông tôm cũng luôn thành công với vốn ít, năng suất không hề nhỏ 800 kg đến 1 tấn/ha và hạn chế tối đa dịch bệnh. Trên hàng triệu hécta mặt nước đầm hồ, rừng phòng hộ ven biển kết hợp nuôi tôm quảng canh cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân. Có thể nói, nuôi tôm QC, xen ghép mang lại niềm vui, sự no ấm cho hàng triệu nông dân, ngư dân nghèo. Sẽ có lợi hơn rất nhiều nếu các nhà quản lý giúp người nuôi xây dựng thương hiệu tôm sinh thái cho những vùng nuôi tôm này bởi chúng đều có đặc tính chung: Cái tôm cái tép… cực ngon.

Vụ tôm càng xanh xen lúa “tiền tỷ” của nông dân Bạc Liêu

Cánh đồng tôm lúa ở huyện Phước Long, Bạc Liêu

Khi cây lúa cần rút nước để chắc hạt cũng là lúc thu tôm

Rừng và tôm cùng chung sống, nuôi người

Người chủ đầm tôm quảng canh cải tiến ở Ba Tri, Bến Tre này khẳng định “không thể lỗ được”, mỗi ngày ông thu 2 - 5 kg tôm, giá luôn trên dưới 200 nghìn đồng/kg

Cặp vợ chồng già ở Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế đổ lò mỗi ngày, tiền bán tôm đủ để sống… nuôi rừng

Cậu bé đi mót tôm tại một vùng tôm - lúa

Cái tôm cái tép ít thôi, nhưng là niềm vui bền vững của người nghèo

“Mẻ tôm” mỗi ngày chừng 300 g, cũng đủ đổi lấy rau, gạo cho người chủ đầm tôm - rừng

Thanh Cường - Diệu Lữ - Xuân Trường

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại993,655
  • Tổng lượt truy cập91,057,048
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây