Học tập đạo đức HCM

Bình Dương: Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới thuận lợi nhiều, khó khăn cũng nhiều

Thứ sáu - 05/04/2013 04:21
Thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí giáo dục là một trong những tiêu chí bắt buộc phải hoàn thành với đòi hỏi rất cao, khiến nhiều địa phương băn khoăn. Để có thể đạt được tiêu chí này, các xã xây dựng NTM rất cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên của các cấp, các ngành có liên quan trong việc khắc phục các khó khăn.

 

Với những quy định chi tiết khá khắt khe của tiêu chí giáo dục trong xây dựng NTM, nhiều địa phương đã gặp không ít khó khăn khi thực hiện tiêu chí này. Những thay đổi về nội dung trong tiêu chí giáo dục theo Quyết định 342/QĐ-TTg tuy đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các xã xây dựng NTM, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều, đòi hỏi các địa phương xây dựng NTM phải có sự nỗ lực lớn. Theo Quyết định 342/QĐ-TTg, một trong những nội dung được sửa đổi quan trọng là “phổ cập giáo dục trung học” được sửa đổi thành “phổ cập giáo dục trung học cơ sở”. Việc hạ thấp tiêu chí này là nhằm để các xã xây dựng NTM có thể hoàn thành tiêu chí, nhưng lo lắng của nhiều xã xây dựng NTM vẫn là trường lớp và biện pháp để hạn chế số học sinh bỏ học. 

  
 Trường tiểu học Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) được đầu tư xây dựng khang trang, phục vụ tốt nhu cầu học tập của con em địa phương.
 
Đối với cơ sở vật chất trường lớp, xã An Sơn (TX.Thuận An) là một ví dụ. Tuy là xã điểm và sắp trở thành xã NTM, nhưng đến nay An Sơn vẫn chưa có trường trung học cơ sở. Còn các xã vùng sâu, vùng xa như Phước Sang, An Bình (Phú Giáo) thì lại lo ngại với vấn đề học sinh bỏ học. Ông Nguyễn Trung Tín, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Phước Sang, cho biết trường tiểu học Phước Sang hiện đã đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I và trường mầm non cũng đang làm hồ sơ để được công nhận trong thời gian tới. Phước Sang cũng là xã đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, để có thể duy trì các chuẩn này trong thời gian dài đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác giáo dục. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất trong lĩnh vực giáo dục đối với Phước Sang trong thời gian qua chính là việc học sinh bỏ học. “Nhiều em đang học lớp 8, lớp 9 tự nhiên bỏ ngang. Mặc dù nhà trường, chính quyền đã tìm hiểu hoàn cảnh và nhiều lần động viên, nhưng có em vẫn không chịu quay lại trường học. Sau khi nghỉ học, đa số các em thường tụ tập ăn chơi, gây mất an ninh trật tự tại địa phương!”, ông Tín nói. 
 
Tương tự, ông Trần Công Quang, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Phú Giáo, cho rằng An Bình là xã nằm trong diện khó khăn nên trong thời gian qua được các cấp, các ngành chú ý đầu tư về mọi mặt, đặc biệt là giáo dục. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của An Bình hiện nay là làm sao để hạn chế số con em đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học. Số lượng con em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học trong thời gian gần đây tuy có giảm, nhưng vẫn còn nhiều. Và cũng như Phước Sang, hầu hết các em sau khi nghỉ học thì phát sinh nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phải giải quyết việc làm. Theo ông Quang, để hạn chế tình trạng trên, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thì nhà trường, gia đình và địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ nhằm phát hiện sớm từng trường hợp để có biện pháp vận động. Có như vậy thì công tác ngăn chặn bỏ học mới đạt hiệu quả, từ đó mới có thể duy trì được các chuẩn giáo dục đối với một xã NTM. 
 
Để có thể đạt được tiêu chí này và có chất lượng cao trong công tác giáo dục, các xã xây dựng NTM rất cần có được sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên của các cấp, các ngành có liên quan trong việc khắc phục các khó khăn.
 

Theo Binhduong Online

 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập381
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại736,910
  • Tổng lượt truy cập90,800,303
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây