Học tập đạo đức HCM

Bước chuyển mình "khổng lồ" của miền Tây

Thứ tư - 03/05/2017 20:20
Miền Tây, nếu hạt lúa con tôm, trái cây… có trồi trụt giá buổi sáng, thì có thể buổi chiều đã thành chuyện cũ, mấy ai bận tâm khi mọi thứ đến và đi rất nhanh. Trong giữa đi và đến là sự năng động, sáng tạo, dám làm việc lớn… vốn là một hằng số của người nông dân miền Tây.

Phong cách miền Tây

Có lẽ, lưu dân đầu tiên đến miền Tây là vào nửa đầu thế kỷ XVII. Họ là những nông dân nghèo bỏ xứ, lênh đênh trên con thuyền xuôi về phương Nam rồi đậu lại miền đất mới, hoang sơ mênh mông nước, tràm, cỏ lau và cây sậy. Người nông dân sống riêng rẽ trên diện tích rộng, mỗi nơi đều có người “đầu lĩnh” đứng ra gánh vác, lo toan và về sau thì cát cứ một vùng. Có thể coi đó là tiền đề của cái “Giang hồ hảo hớn, đại ca Nam Bộ” sau này, đã được phản ảnh trong bộ phim “Dưới cờ đại nghĩa”.

 buóc chuyẻn mình 'khỏng lò' của mièn tay hinh anh 1

Ông Võ Trung Thành (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) – “vua tạo hình” bưởi ở miền Tây.  Ảnh: H.X

42 năm hòa bình thống nhất, nông dân miền Tây có thế đứng độc lập, tự do; cây lúa có thế đứng trong xóa đói, giàm nghèo; con cá, con tôm có thế đứng làm giàu. Như lớp người xưa đi mở đất – nay đi đầu đổi mới, nhưng vẫn giản dị, khiêm nhường. 

 

Người dân tìm vùng đất mới, với mong muốn đổi thay cuộc sống, cho dù thay đổi theo hướng nào. Và rồi theo cách “vết dầu loang”, thấy nơi nào tiện cho sinh sống là họ đi tới đó lập làng. Với thuế khóa thông thoáng, tầm quản lý lỏng lẻo thời nhà Nguyễn, miền Tây đã hút được nhiều tài lực, vật lực, người có chí khí các nơi về khẩn hoang, mở đất. Và họ đóng vai trò quan trọng kiến tạo nên chợ, nên làng, nên đồng, nên ruộng, nên miệt vườn… ở 13 tỉnh miền Tây.

Nổi tiếng phóng khoáng, rộng rãi, bụng dạ thật lòng – người miền Tây muốn nói điều gì là nói ngay điều ấy, không vòng vo tam quốc. Có được điều này, là sự kết nối hàng trăm năm chung sống hài hòa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer… với những phong tục, tôn giáo khác nhau, song họ sống cùng nhau, tôn trọng, hòa hợp và đoàn kết. Do hội tụ người ở muôn nơi - miền Tây, cũng có những tính cách trái ngược nhau với biên độ khá rộng “đã làm thì làm chết thôi, đã chơi thì chơi tới bến, đã thuận lòng thì mở ruột, cùng gan”, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, chấp nhận từ bỏ quê để tìm vùng đất mới như những cuộc “thiên di” đầy thách thức. Người miền Tây thường coi nhẹ tiền tài, vật chất, trọng nghĩa tình, thích an nhàn bên sông nước, ít lo đến chuyện ngày mai và khi nói “xạo” thì ngất trời, nhưng trọng nội dung hơn hình thức màu mè.

Trở mình và thao thức…

Năm 1978, trận “đại hồng thủy” đã nhấn chìm hàng vạn ha lúa màu, sau đó là dịch rầy nâu tàn phá, đẩy người nông dân vào bờ vực đói nghèo; Nhà nước, nhà khoa học kêu gọi nông dân chung tay tìm giống lúa kháng rầy. Trong gian truân ấy, đã xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm – ông Đặng Văn Hữu (Long An) là một điển hình. Ông đề nghị Ty Nông nghiệp thành lập Tổ Chọn giống, với 5 thành viên. Sau những ngày nay đây, mai đó, ông Hữu đã tìm thấy 1 khóm lúa cao hơn, cổ lúa kín, lá lúa thẳng, tươi hơn trong đám lúa lụi tàn. Sau 6 năm bền bỉ cấy trồng, ghi chép, chọn lọc…, từ 1 khóm lúa, ông nhân ra trên diện tích 8 công – lúa cấy được 3 vụ, kháng rầy…

Lúa trở thành “cây cứu đói”, tạo đà cho hạt gạo xuất khẩu hôm nay. Ngày đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động, ông Hữu vẫn đơn sơ trong bộ phục bà ba, khăn rằn và đôi dép tổ ong.

Nông dân Nguyễn Văn Bé Hai ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp, đã thấu nỗi đau của nước cạn, cầu hư…, trẻ em đến trường mùa nước lớn, hàng trăm tấn tôm cá, quả, rau bị ứ dồn, không nơi tiêu thụ. Yêu người, yêu ruộng – ông Bé đi học “lỏm” thợ cầu chuyên nghiệp, mỗi ngày một ít để bổ sung vào kiến thức.

Đến năm 2010, ông Bé bắt đầu việc xây dựng cầu – việc mà ông chưa từng nghĩ đến. Thế rồi, đến từng ngõ, gõ từng nhà, vận động nhân dân, quyên góp tiền, ông xây dựng được 45 cây cầu bê tông trọng tải từ 2,5 đến 5 tấn, có giá trị ít nhất là 90 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng/cầu ở cả trong và ngoài tỉnh. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều mạnh thường quân ở các tỉnh gởi thư, ngỏ lời nhờ ông xây cầu giúp. Chia sẻ niềm vui, ông Bé giản dị rằng: “Được bà con quý mến, tôi thấy đó là niềm vui, hạnh phúc của mình. Mong mình có sức khỏe tốt để tiếp tục làm việc, giúp đỡ bà con”.

42 năm hòa bình thống nhất, nông dân miền Tây có thế đứng độc lập, tự do; cây lúa có thế đứng trong xóa đói, giàm nghèo; con cá, con tôm có thế đứng làm giàu. Như lớp người xưa đi mở đất – nay đi đầu đổi mới, nhưng vẫn giản dị, khiêm nhường như các ông: Nguyễn Văn Bé Hai (Đồng Tháp), Đặng Văn Hữu (Long An), Võ Quan Huy (Đồng Tháp), Võ Trung Thành (Hậu Giang)… Họ chỉ là số ít trong ngàn, vạn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở miền Tây, mà chúng ta chưa kịp “nhớ mặt, gọi tên”.

Miền Tây đang đổi thay, lớn lên như một năng lượng làm giàu bằng nông nghiệp. Miền Tây như người khổng lồ trong cuộc chạy marathon tiến về phía trước, Một bước lỡ đà cũng làm chậm bước chân hội nhập của nông nghiệp Việt Nam. Dù không tự “ngắm mình” nhưng, nông dân miền Tây cũng đủ cảm nhận sức nặng trên đôi vai. Thế nên, miền Tây luôn trở mình, thao thức…! 

Theo: Hải Sơn/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập483
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm474
  • Hôm nay59,577
  • Tháng hiện tại764,690
  • Tổng lượt truy cập90,828,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây