“Cú hích” trong phát triển kinh tế
10 năm trở lại đây, hoạt động kinh tế của Đại Lộc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp với mức thu nhập bình quân thấp thì đến năm 2010, kinh tế Đại Lộc đã có những tăng trưởng vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng hàng năm 14,5 - 15%. Tổng giá trị sản xuất đạt hơn 2.147 tỷ đồng, tăng 25,57% so với năm 2009; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất ngành công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (CN-TTCN&XD) chiếm 63,98%; thu nhập bình quân tăng 24,69% so với năm trước.
Nghề may mặc sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Đại Lộc. |
Ông Đặng Hùng Trận - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết: Năm 2012, suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đại Lộc, nhưng huyện vẫn về đích và các chỉ tiêu đều đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng ổn định, tăng 15,43% so với năm 2011. Trong đó, giá trị ngành CN-TTCN&XD chiếm 66,48%; TMDV chiếm 19,64% và nông – lâm – thủy sản 13,87%.
Điểm nhấn của Đại Lộc chính là tốc độ phát triển các ngành CN-TTCN theo hướng bền vững, tăng giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Đại Lộc ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế nhất của địa phương, đó là ngành khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, đồ gỗ cao cấp xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng thủy điện nhỏ...
Về phát triển CN tập trung thì huyện đã quy hoạch, điều chỉnh mạng lưới phát triển 28 cụm công nghiệp (CCN), trong đó đã lập hồ sơ quy hoạch và phê duyệt 14 CCN, thu hút được nhiều dự án đầu tư. Về CN phân tán, huyện đã thu hút được một số dự án đầu tư vào địa bàn với ngành nghề phù hợp thế mạnh của từng xã.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển CN, hiện nay huyện đã đầu tư phục hồi 6 làng nghề truyền thống, như làng nghề trồng dâu nuôi tằm Đại Hòa; mây tre Đại Quang; trống Lâm Yên (Đại Minh); làng hương Phú Lộc (Đại An)… Ngoài ra, có hơn 1.600 cơ sở sản xuất trên nhiều lĩnh vực đã tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng của ngành CN và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Đại Lộc.
Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp của Đại Lộc đạt được nhiều thành tựu quan trọng với tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 4,63% năm và tạo nên những “cú hích” trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lĩnh vực này. Đại Lộc có những tiềm năng, lợi thế sẵn có, như đất đai phì nhiêu, diện tích đất canh tác lớn, là điều kiện để quy hoạch và xây dựng các cánh đồng mẫu lớn cho năng suất, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Đại Lộc có nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, với diện tích đất rừng tương đối lớn nên phát triển kinh tế rừng cũng là điểm mạnh của Đại Lộc.
Ông Trận cho biết thêm, trong những năm tới, bên cạnh việc củng cố và khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào Đại Lộc để phát triển CN thì lĩnh vực ưu tiên hàng đầu hiện nay của Đại Lộc là khuyến khích đầu tư vào ngành chế biến dăm gỗ, may mặc, giày da và một số ngành khác.
Đây là các ngành mà huyện có điều kiện nhất, vì cây keo lá tràm được trồng tập trung ở nhiều xã trên địa bàn và các huyện lân cận. Ngoài ra, Đại Lộc có một lượng lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn rất dồi dào, phù hợp với phát triển các ngành may mặc, giày da… Việc khuyến khích phát triển các ngành này để chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn là hết sức cần thiết và cấp bách, vừa phù hợp với xu thế hiện nay của các địa phương, vừa đảm bảo môi trường và giải quyết được nhiều lao động. Nếu làm được điều này thì Đại Lộc sẽ cơ bản giải quyết được hàng loạt các tiêu chí trong về xây dựng nông thôn mới như chuyển dịch cơ cấu lao động, thu nhập…
Đoàn Hồng
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã