![]() |
Ảnh minh họa |
Số diện tích đất được điều chỉnh lần này tập trung ở các huyện Đầm Dơi (3.000 ha); U Minh điều chỉnh 2.000 ha; Thới Bình điều chỉnh 1.500 ha; Trần Văn Thời điều chỉnh 2.500 ha và thành phố Cà Mau điều chỉnh khoảng 3.000 ha.
Xuất phát từ đặc thù điều kiện thiên nhiên với 2 khu vực nước mặn và nước ngọt, trong quá trình phát triển sản xuất ở Cà Mau có nơi ở giữa hai vùng mặn ngọt này, hay còn gọi là vùng "da beo", đất không rõ mặn, ngọt nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tổ chức sản xuất.
Do vậy, người dân thường tổ chức sản xuất theo quy luật tự nhiên, vùng nước mặn thì nuôi trồng thủy sản, trồng rừng đước, rừng phòng hộ; vùng nước ngọt thì sản xuất hệ sinh thái ngọt như trồng lúa, nuôi cá đồng, trồng rừng tràm.
Theo ông Nguyễn Thanh Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay Cà Mau có tới 280.000 ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 200.000 tấn, nhưng trong đó có hơn 25.000 ha vùng "da beo".
Đến năm 2020 địa phương sẽ tiếp tục điều chỉnh dần cho phù hợp, nhưng quá trình điều chỉnh tới đâu sẽ đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi đến đó. Mục đích của điều chỉnh quy hoạch là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển kinh tế bền vững.
Thành Nên
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố