Học tập đạo đức HCM

Cải thiện chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ...

Thứ tư - 11/02/2015 22:18
Muốn cải thiện chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ thì cần phải nâng cao vị thế và tiếng nói của người phụ nữ trong chăn nuôi tập trung..
 Được sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc tế Canada (IDRC), Viện Chính sách & chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) đã triển khai Dự án “Đánh giá sức khỏe sinh thái (Eco-heath) cụm SX gia cầm nhằm cải thiện đời sống cho người chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ” tại Hà Nội và Đồng Nai. Kết quả khảo sát chỉ ra rất nhiều điều thú vị về vai trò và vị trí mới của người phụ nữ Việt Nam trong hoạt động chăn nuôi hiện đại. Chăn nuôi gia cầm là tập quán SX lâu đời trong hộ gia đình Việt Nam. Trước đây, do quy mô chăn nuôi nhỏ nên công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhận và được trẻ em trong gia đình trợ giúp thêm. Hiện nay, khi cụm chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp hình thành, các hộ gia đình trong cụm cần nhiều lao động hơn với mức độ chuyên môn hóa cao, khiến phân công lao động trong gia đình có xu hướng thay đổi khi đàn ông và phụ nữ cùng tham gia công việc này; song đàn ông giữ vai trò chủ đạo, làm các phần việc chính. Theo kết quả điều tra của IPSARD (năm 2013), người chồng thực hiện việc cho gia cầm ăn trong 39% hộ được điều tra, nhiều gấp 5 lần số hộ có người vợ chịu trách nhiệm về việc này. Đối với việc dọn chuồng nuôi và khử trùng, người chồng đảm nhiệm công việc trong 36% hộ, nhiều gấp 7 lần số hộ có người vợ đảm nhiệm công việc này. Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cho thấy xu hướng cân bằng trong chia sẻ công việc chăn nuôi giữa vợ và chồng ở Hà Nội cao hơn ở Đồng Nai, đặc biệt là sự tham gia của người vợ. Sự khác biệt này là do các trại ở Đồng Nai có thói quen sử dụng lao động thuê ngoài thay vì tận dụng lao động gia đình như ở Hà Nội. Lý do hình thành nên con số này do các hộ trong cụm có quy mô chăn nuôi lớn, đòi hỏi lao động vất vả nên đàn ông thay thế phụ nữ làm quản lý và đảm đương hầu hết các công việc chăn nuôi. Họ cũng thường phải ngủ lại trông nom trại do cụm chăn nuôi tập trung cách xa khu vực nhà ở. Trong khi đó, nhiệm vụ chính của phụ nữ vẫn đảm nhiệm công việc chăm sóc gia đình, con cái, chỉ phụ giúp chồng trong việc chăn nuôi. Cũng theo kết quả điều tra của IPSARD (2013), người chồng thường ra các quyết định chính trong chăn nuôi. Đối với việc chọn loại gia cầm nuôi, người chồng cũng là người ra quyết định trong 47% hộ được điều tra, trong khi người vợ chỉ là người ra quyết định trong 4% hộ. Người chồng quyết định mua các yếu tố đầu vào (cám, thuốc...) trong 58% hộ được điều tra, trong khi người vợ chỉ là người quyết định trong 5% hộ. Bên cạnh đó, người chồng còn là người quyết định việc bán sản phẩm trong 53% hộ được điều tra, còn vợ là người quyết định việc này trong 5% hộ. Việc người chồng có quyền quyết định lớn hơn người vợ là do người chồng tham gia công việc chăn nuôi nhiều hơn, trong khi người vợ đóng vai trò chính trong việc chăm sóc con cái và làm công việc nhà. Đây cũng là lý do chỉ có 58% hộ có vợ và chồng cùng nhau ra quyết định sử dụng tiền bán sản phẩm. Vì vậy, rất cần lưu ý tới các biện pháp nâng cao vị thế và tiếng nói của phụ nữ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của SX hàng hóa trong các khu chăn nuôi tập trung....
Theo: vtvcantho.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm542
  • Hôm nay71,332
  • Tháng hiện tại776,445
  • Tổng lượt truy cập90,839,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây