Học tập đạo đức HCM

Cần Giờ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 16/06/2014 11:31
Sau ba năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn, đời sống người dân huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều đổi thay mạnh mẽ. Từ Lý Nhơn được thành phố chọn làm xã điểm xây dựng NTM, đến nay, chương trình đã nhân rộng tới sáu trong số bảy xã, thị trấn của huyện. Tuy vậy, quá trình xây dựng NTM ở Cần Giờ cũng còn gặp không ít khó khăn...

 

Thay đổi bộ mặt nông thôn

Trong ba năm (2011-2014), đã có 24 trong số 25 con đường của xã với chiều dài gần 64,6 km được làm mới, nâng cấp. Trạm y tế, trường học, rồi chợ... cũng đã được xây mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở vùng ven biển này. Điểm nhấn của những công trình được xây dựng mới là Trường tiểu học Vàm Sát. Ngôi trường được xây dựng kiên cố, hiện đại với 15 phòng học và các phòng chức năng: phòng nghe nhìn đa phương tiện, phòng vi tính, phòng học tiếng Anh, phòng đọc sách...

Cùng với Lý Nhơn, các xã Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Thạnh An... cũng đang đổi thay từng ngày với những con đường phẳng phiu, những công trình hiện đại mọc lên. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Đoàn Văn Sơn, thực hiện chương trình xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, huyện triển khai xây dựng 207 công trình, trong đó có 71 công trình giao thông, 20 công trình thủy lợi, sáu trường học... Tổng kinh phí xây dựng NTM trong ba năm là 3.417 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 1.896 tỷ đồng. "Để xây dựng NTM hiệu quả, ngoài nguồn ngân sách nhà nước, chúng tôi đã huy động nhiều nguồn lực từ xã hội. Các tầng lớp nhân dân đã tham gia 7.993 lượt ngày công và hơn 1.000 hộ đã hiến 80.691 m2 đất với tổng giá trị 31,3 tỷ đồng để xây dựng các công trình công cộng. Hàng trăm căn nhà dột nát đã được sửa chữa, xây mới từ tấm lòng của nhiều đơn vị, cá nhân ủng hộ", đồng chí Sơn cho biết thêm.

Dẫn chúng tôi đi thăm khu nuôi tôm rộng hơn bốn ha của gia đình, ông Nguyễn Văn Triệu, ngụ ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông cho biết, tôm trong ao đã hơn 70 ngày tuổi và sắp tới ngày thu hoạch. Khu nuôi tôm này trước đây là ruộng lúa hiệu quả không cao. Từ năm 2011, ông Triệu đã cải tạo thành khu nuôi tôm thẻ chân trắng với sản lượng cao nhất khoảng 90 tấn/năm, lợi nhuận hơn hai tỷ đồng. Ông Triệu phấn khởi: "Căn nhà hai tầng này tôi mới xây hết hơn một tỷ đồng từ nuôi tôm mà có".

Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ Hoàng Minh Trường cho biết, tính đến tháng 6 năm 2014, toàn huyện có hơn 1.000 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích hơn 1.046 ha. Lợi nhuận trung bình 160 triệu đồng/ha/vụ.

Cùng với nuôi tôm, nhiều mô hình làm muối trải bạt, nuôi tôm sú đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện. Giai đoạn 2011-2013, kinh tế huyện Cần Giờ tăng trung bình 10,8%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 1,58 lần so với năm 2010).

Cùng với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa, xã hội của người dân Cần Giờ cũng không ngừng được cải thiện, nâng cao. Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM Cần Giờ, tới nay, 100% số xã của huyện đã phổ cập trung học cơ sở, có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và hầu hết số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, nước hợp vệ sinh. Đến nay, đã có 27 trong số 28 ấp của sáu xã đạt chuẩn ấp văn hóa.

Nỗ lực hoàn thành các tiêu chí

Sau ba năm xây dựng NTM, xã Lý Nhơn đã đạt 17 trong số 19 tiêu chí và các xã còn lại của Cần Giờ đạt từ đạt 8 đến 10 tiêu chí. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM của Cần Giờ cũng còn nhiều hạn chế, nhất là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp (đạt 42,2%); tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới của thành phố là 16 triệu đồng/người/năm) còn cao với 39,1%.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đoàn Văn Sơn thẳng thắn nhìn nhận, Cần Giờ có xuất phát điểm thấp khi bước vào xây dựng NTM, vì vậy, nhiều chỉ tiêu chưa được đạt so với kế hoạch. Riêng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gặp khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế, tìm việc làm sau học nghề gặp khó khăn.

Theo Chủ tịch UBND xã Lý Nhơn Lê Phước Hồng, để nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, địa phương tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như sản xuất muối trải bạt, mô hình nuôi trồng mới... nhằm giúp giảm nhanh số hộ nghèo, tăng số hộ khá.

Vượt lên những khó khăn thách thức, Cần Giờ đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015, tất cả các xã đều hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM...

Hoàng Hải
Nguồn nhandan.org.vn
 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập448
  • Hôm nay50,770
  • Tháng hiện tại755,883
  • Tổng lượt truy cập90,819,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây