|
Cơ giới hóa thu hoạch lúa trên CĐL ở ĐBSCL (Ảnh: HP) |
Theo dự thảo kế hoạch đến năm 2025 Cần Thơ sẽ xây dựng, hình thành vùng SX lúa an toàn theo hướng hiện đại với 40.000 ha theo mô hình CĐL, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện khu vực ngoại thành gồm: Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và quận Thốt Nốt, với hơn 30.700 hộ nông dân tham gia. Từ thực tiễn mô hình CĐL đầu tiên vào năm 2011 có 400 ha SX lúa, đến năm 2016 thành phố mở rộng CĐL lên 18.300 ha/vụ. Tuy có khoảng 30 DN tham gia thực hiện mô hình CĐL nhưng chủ yếu ký kết bao tiêu lúa cuối vụ và chưa có nhiều hoạt động đầu tư cùng nông dân xây dựng CĐL lâu bền.
Qua ý kiến đóng góp của các sở, ngành thành phố, lộ trình đến năm năm 2020 xây dựng CĐL khoảng 30.000 ha, đến năm 2025 là 40.000 ha. Thành phố sẽ tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng, đảm bảo bền vững, Sở NN-PTNT Cần Thơ sẽ tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho nông dân, đồng thời xây dựng các HTX, tổ hợp tác phục vụ SX trong CĐL. Nông dân tham gia SX trong CĐL được hỗ trợ 30% chi phí giống xác nhận.
Trong thời gian này Sở NN-PTNT Cần Thơ sẽ nghiên cứu thí điểm 15-20 mô hình CĐL có sự tham gia liên kết với DN thực hiện với các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế như: Rau màu, mè, đậu... áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm chi phí SX, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Theo: Hưng Phú/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã