Học tập đạo đức HCM

Cần hơn cả tiền “giải cứu”

Chủ nhật - 06/05/2012 21:01
Nói về gói “giải cứu” doanh nghiệp 29.000 tỉ đồng mà Bộ Tài chính đang trình để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, một doanh nhân ngành sản xuất ở TP.HCM nói rằng rơi vào khó khăn, được trợ giúp là quá tốt. Nhưng cái mà họ trông chờ là tới đây đừng để người làm ăn phải rơi vào cảnh trông ngóng được cứu, Chính phủ dùng tiền này xây dựng hạ tầng, đầu tư cho người nghèo.
 

>>Quốc hội sẽ xem xét “gói giải pháp” 29.000 tỷ đồng

Theo doanh nhân này, cái khó của doanh nghiệp hiện nay có nguyên nhân do chính sách không ổn định, thay đổi quá nhanh. Trước năm 2008, ngân hàng rộng tay cho vay đã tạo ra không khí hừng hực làm ăn. Đến khi lạm phát cao, ngân hàng siết lại làm doanh nghiệp chới với. Rồi Nhà nước tung ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, ngân hàng lại bung ra cho vay. Không người làm ăn nào có thể khoanh tay đứng ngoài cuộc khi lãi suất quá rẻ, chỉ hơn 10%/năm, có dự án là được vay.

Cũng nói về thứ cần hơn cả tiền, ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng phải củng cố lòng tin nơi người tiêu dùng để hỗ trợ doanh nghiệp. Người tiêu dùng vì không an tâm trước các biến động của nền kinh tế nên thắt lưng buộc bụng, khiến doanh nghiệp khó bán hàng. Gỡ nút thắt này, đó sẽ là gói hỗ trợ doanh nghiệp hữu hiệu nhất không thể tính bằng tiền. Ông Ngân dẫn chứng: chẳng ai mạnh tay chi tiêu khi giá cả nhiều lúc tăng vọt, các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, gas... tăng mà lý do tăng lại chưa minh bạch. Cũng chẳng ai vay tiền mua nhà, mua sắm hàng để rồi sau đó phải trả lãi suất gấp đôi...

Hơn một năm sau, khi doanh nghiệp, nhà đầu tư hăm hở với dự án của mình thì Nhà nước lại siết, lần này siết không còn đường thở, lãi suất vay vọt lên trên 20%/năm. Thật khó cho người làm ăn, làm tới không có vốn, bán dự án thì chẳng ai mua, trong khi phải trả lãi suất cao gấp đôi so với khi mới làm dự án. Đau khổ nhất là những trường hợp vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, bỗng dưng trở thành đối tượng không được khuyến khích cho vay, thế là ngân hàng đè ra thu nợ. Nhiều người đã phá sản vì bị vỡ kế hoạch kinh doanh.

Doanh nhân này nói: “Mở ra đã khó, gói vào, nhưng mà gói vào khi tất cả còn dở dang thì khó hơn. Càng cực khó khi mọi người đã lỡ bung ra cùng đồng loạt phải gói vào theo đà siết của chính sách, thế là chẳng ai gói được, tất cả dở dang, cùng... chết”.

Khá nhiều doanh nhân tâm sự đã ra làm ăn thì phải biết kiếm được tiền. Vì vậy, doanh nghiệp cần Nhà nước có chính sách ổn định, dài hơi, đã công bố thì phải thực hiện cho đến cùng để tính toán của họ không bị đổ vỡ giữa chừng. Điều này cần hơn cả tiền hỗ trợ. Bởi nhiều dự án rơi vào phá sản do thay đổi chính sách, hoặc do lãi suất và tỉ giá thay đổi bất thường.

Chuyện ổn định chính sách cần cho làm ăn là không mới. Giới kinh doanh đã biết đến cam kết của Cục Dự trữ liên bang Mỹ về lãi suất 0-0,5% trong nhiều tháng. Tại VN, Ngân hàng Nhà nước có cam kết duy trì đà tăng tỉ giá VND/USD. Gần đây, nơi này công bố lộ trình giảm lãi suất nhưng cũng chỉ đến cuối năm, còn những năm tới thì bỏ ngỏ. Chính sách thay đổi, thiếu những cam kết dài hạn sẽ là “tai họa” cho doanh nhân hăm hở làm ăn, hoặc tạo ra sự trì trệ do doanh nhân lo ngại trở thành nạn nhân của chính sách.

Khi người dân có lòng tin vào sự ổn định của nền kinh tế, minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, chỉ cần họ chi xài bằng nguồn thu nhập của mình cũng đã giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa, quay nhanh vòng vốn. Đấy cũng là thứ mà doanh nghiệp cần, hơn cả tiền hỗ trợ.
THANH TUYỀN/ Tuổi trẻ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm507
  • Hôm nay68,036
  • Tháng hiện tại773,149
  • Tổng lượt truy cập90,836,542
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây