Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng thủy sản nước ta trên thị trường thế giới. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 90% sản phẩm cá tra xuất khẩu là fillet đông lạnh, 40 - 50% sản phẩm xuất khẩu là chế biến thô. Trong khi đó, tại châu Âu, một trong những thị trường lớn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam với hơn 18% thị phần, người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng những sản phẩm được chế biến sẵn, sử dụng nhanh và có giá trị cao. Hiện ĐBSCL có khoảng 280 cơ sở chế biến thủy sản, chiếm 47% cơ sở của cả nước nhưng số cơ sở có thiết bị đủ điều kiện chế biến sản phẩm có giá trị cao rất ít.
Hiện, mặt hàng cá tra xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô - Ảnh: An Đăng
Theo tính toán, chỉ riêng mặt hàng cá tra nếu được tinh chế có thể làm ra hàng chục món ăn khác nhau, giúp đa dạng và nâng cao tính cạnh tranh xuất khẩu của mặt hàng này. 1 kg cá tra nếu được tinh chế giá bán sẽ tăng gấp hai, ba lần so với thông thường. Việc tinh chế sản phẩm không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho nông dân, doanh nghiệp mà còn là hướng đi bền vững cho chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố